Chuyện nghe có vẻ hoang đường này thực, hư thế nào cần
có kết luận của các nhà khoa học. Còn với những người được cứu sống nhờ viên đá
sau khi bị rắn cắn thì đó là chuyện thực. Xung quanh việc viên đá chữa rắn cắn
trên còn nhiều chuyện rất ly kỳ:
"Khắc
tinh" của rắn độc
Lão nông Phạm Ngọc Lừng đã bán hàng ở đầu làng Dương
Cước hơn 30 năm. Một chiều muộn, lão đang thiu thiu ngủ thì bị một nhát cắn chí
tử vào bắp chân. Khi hoàn hồn, lão biết mình bị rắn hổ mang cắn.
Garô cẩn thận, lão Lừng gọi hàng xóm đưa đến nhà ông Vần
nhờ... viên đá "cứu giúp". Một tiếng sau, viên đá hút hết nọc rắn
trong người lão. Có lẽ, sự việc diễn ra quá nhanh nên lão không thể nhớ hết cái
ngày mình bị con mãng xà cắn và khước từ những câu hỏi của chúng tôi. Lão nói
nhát gừng: "Lâu rồi nên quên", rồi vỗ đùi cười khềnh khệch. Như nhớ
ra điều gì, lão dẫn chúng tôi đến nhà anh, chị Vũ Đức Khẩu và Vũ Thị Hát. Theo lão
Lừng, đây là "điển hình" và nếu muốn nói gì về viên đá này thì mới "chuẩn"
vì gia đình chị Hát có tới 3 người bị rắn độc cắn và được viên đá cứu sống.
Anh Khẩu và con trai bị rắn độc cắn nhưng đến nhà ông
Vần sớm nên việc chữa trị đơn giản. Với chị Hát, việc điều trị lại gian nan vì
chị bị rắn mái gầm (cặp nong) - loại rắn cực độc cắn nhưng không garô kịp thời.
Khi đến nhà ông Vần cũng là lúc người chị tím tái. Việc hút nọc độc phải thực
hiện 3 lần, mỗi lần 3 tiếng, chị Hát mới qua cơn nguy kịch.
Anh Phạm Văn Việt - người bị rắn cắn vào lưng kể:
"Hôm đó, tôi chờ người yêu hơi lâu nên định dựa lưng vào tường cho đỡ mỏi
thì bị rắn cắn. Nếu đưa lên viện, chắc tôi không có ngày về nhưng rất may tôi lại
gần nhà bác Vần nên đã qua khỏi".
Viên đá còn "chữa trị" cho hàng trăm người
khác bị rắn cắn ở thôn Dương Cước. Ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên phó Chủ tịch
UBND xã Hồng Thái cũng được viên đá cứu sống sau khi bị rắn độc cắn. Tiếng lành
đồn xa, nhiều người trong tỉnh, thậm chí ở các tỉnh khác như Hà Tây, Hà
Ông Vũ Danh Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho
biết: Cạnh nhà tôi có một cháu bị rắn độc cắn đã được viên đá cứu sống. Theo dược
tá Nguyễn Thị Ngấn, Trạm y tế xã Hồng Thái: Người bị rắn độc cắn đến trạm, chúng
tôi sơ cứu, về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên nhưng do bệnh viện huyện
cách xã gần 15 km nên nhiều khi chúng tôi "giới thiệu" bệnh nhân xuống
nhà ông Vần nhờ chữa trị và tất cả đều khỏi bệnh.
Hàng trăm
triệu cũng không đổi - bán, chỉ để cứu người làm phúc
Thu nhập chính của ông Vần từ nghề phụ xây dựng nên
gia cảnh không mấy khá giả. Tuy nhiên, ông luôn từ chối nhận tiền của người bị
rắn cắn được ông giúp đỡ. Bởi theo ông, đa phần họ là người nghèo, phải đi kiếm
sống vào ban đêm.
Trong quá trình giành lại mạng sống cho những người bị
rắn độc cắn, có lẽ ông nhớ nhất cảnh 2 mẹ con nhà chị Hải ở làng bên. Chị Hải
phải mò cua, bắt ốc nuôi con nên chẳng may bị rắn độc cắn. Chị đang phân vân vì
không có tiền đi viện thì được người hàng xóm mách bảo đến nhà ông
Được viên đá hút nọc độc, chị Hải khỏi bệnh. Chị quyết
định lấy 20 nghìn cuối cùng để biếu ông Vần nhưng ông không nhận mà cho thêm 2
mẹ con chị Hải tiền bồi dưỡng.
Biết được viên đá có những nhiệm màu, nhiều người giàu
có đã mang xe máy trị giá trên 40 triệu đến gạ đổi lấy viên đá, có người là chủ
hiệu thuốc lớn trên thành phố Thái Bình còn mang cả chục cây vàng đến nhà ông Vần
để được là chủ của viên đá nhưng ông không đổi. Ông Vần tâm sự: "Đây là vật
cha ông để lại, không bao giờ tôi bán mà chỉ để cứu người làm phúc".
Cũng bởi làm phúc nên ông Vần không nhớ cụ thể mình đã
giúp bao nhiêu người. Theo anh Vũ Văn Thoại, cạnh nhà ông Vần, hiện là trưởng
Ban văn hóa xã Hồng Thái thì viên đá này đã cứu sống rất nhiều người bị rắn độc
cắn.
Những chuyện
lạ quanh viên đá nhỏ
Ông Vần cho chúng tôi xem viên đá mà ông luôn cất giữ
cẩn thận. Viên đá màu đen, gần bằng bao diêm, ở giữa hai bề mặt có một vòng
tròn nhỏ hình chữ U. Theo ông Vần, viên đá do ông nội của ông để lại từ trước
Cách Mạng Tháng 8 và nó là "tài sản" của một tổ hoạt động cách mạng
tiền khởi nghĩa.
Trước khi nhận nhiệm vụ ở xã Hồng Thái, các cán bộ này
hoạt động ở vùng rừng nhiều rắn độc nên họ được cấp trên cho viên đá để hút nọc
mỗi khi bị rắn cắn. Tổ hoạt động này ở tại gia đình người ông của ông Vần. Khi hoàn
thành nhiệm vụ, họ tặng lại gia đình làm vật kỷ niệm.
Điều lạ ở viên đá là khi một người bị rắn cắn, lấy
viên đá áp vào đúng vết thương, nếu là rắn độc thì viên đá sẽ dính chặt để hút
nọc, không phải rắn độc thì viên đá sẽ không dính. Xong "nhiệm vụ",
viên đá cần được "giải độc".
Nguyên liệu để đá "phục hồi sức khỏe" bắt buộc
phải là... sữa của người đang cho con bú. Mỗi lần đá hút xong nọc độc, ông Vần
phải đi xin chừng 1 chén nhỏ sữa rồi thả viên đá vào. Sau ít phút, sữa sẽ chuyển
màu xanh, vàng hay đen tùy theo nọc độc của từng loại rắn.
Theo ông Vần, nếu không "giải độc" bằng sữa
cho đá thì viên đá sẽ vỡ hoặc sẽ không có tác dụng hút độc nữa. Một điều lạ nữa
là nếu viên đá không làm nhiệm vụ trong thời gian dài thì phải để vào chỗ đá nằm
chừng 15 hạt gạo nếp. Sau một thời gian, những hạt gạo này đều "rỗng ruột",
chỉ còn vỏ bọc.
Ông Vần cho rằng, người bị rắn độc cắn nếu để lâu sẽ
khó có thể chữa khỏi bằng viên đá này vì nọc độc phân tán. Vì thế, ông đã phải
từ chối nhiều trường hợp bị rắn cắn do họ chủ quan không garô, không đến bệnh
viện hay lại nhà ông sớm. Tuy đã cứu sống nhiều người bị rắn cắn nhưng ông Vần
không "thần thánh hóa" viên đá của mình, ông cũng không thể giải thích
được tại sao viên đá lại có những điều kỳ lạ và nhiệm màu đến vậy?
Nguồn tin: báo Phụ Nữ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự