"Cách bức"
Mế
Viển dẫn tôi lên nhà. Tôi nhìn đi, nhìn lại quanh nhà không thấy bất cứ một
dụng cụ nào để sao hay chế biến thuốc. Khi đã yên vị, mế Viển mới nhẹ nhàng gỡ
chiếc túi treo trên vách nhà. Phía trong có vài loại lá khác nhau và 2 đồng xu
bằng đồng và một con dao. "Bí quyết của tôi là ở đây", mế Viển bảo.
Đồng xu kỳ bí làm nên bài thuốc treo.
Đang
nói dở câu chuyện thì có mấy người đến lấy thuốc. Ai đến cũng mang theo một
chai rượu và một gói bánh... Mế nhận những thứ này rất trang trọng rồi đặt
chúng lên bàn thờ cung kính làm lễ. Mế bảo, việc cúng này không phải là mê tín
mà người Mường thường có thói quen cúng trời, cúng đất để cảm ơn các vị thần
linh đã ban cho cây thuốc ở ngoài rừng, cho bài thuốc cứu người...
Sau
những thủ tục đó, mế mới lấy một ít lá trong túi thuốc ra băm nhỏ rồi gói vào
một chiếc túi. Trước khi gói, mế dùng dao cạo đồng bạc có khắc 4 chữ Nho vào
gói thuốc. Gói xong túi thuốc, mế dùng kim chọc nhiều lần vào gói thuốc đó.
Vừa
chọc mế vừa "mằn" (đọc những câu thần chú) vào gói thuốc. Khi đã xong
hết các thủ tục, mế mới đưa cho mỗi người 2 gói, mế Viển căn dặn: Nếu là trẻ
con phải treo thuốc cách người 7 - 9m, người lớn 2 - 3m. Khi treo thuốc người
bị bệnh cảm thấy dễ chịu là được. Nếu treo gần quá người bệnh sẽ khó ở, treo
cao quá thuốc sẽ không hiệu nghiệm.
Mế
Viển học được bài thuốc này từ mẹ. Nghe các cụ kể lại, ngày ấy cụ cố của mế
Viển có việc ra Đông Triều (Quảng Ninh) chơi. Trời tối, cụ có nghỉ nhờ ở một
gia đình người gốc Hoa. Đúng hôm đó, con dâu của ông chủ nhà đau đẻ. Ông chủ
nhà vốn là người có bài thuốc treo chữa gãy xương rất tài tình nhưng về phụ
khoa lại không biết.
Đúng
lúc đó, cụ cố đã dùng bài thuốc gia truyền của người Mường giúp cô con dâu của
ông chủ nhà sinh hạ được an toàn. Để cảm ơn người khách, chủ nhà cũng dạy lại
cho cụ cố bài thuốc chữa gãy xương kèm theo hai đồng tiền có khắc chữ Nho. Ông
này gọi bài thuốc đó là chữa gãy xương bằng phương pháp cách bức.
Từ
đó cụ cố mới biết bài thuốc này. Trải qua mấy đời, các cụ đều dùng bài thuốc
này chữa gãy xương cho người dân quanh vùng. Tính đến đời mế Viển đã là đời thứ
7.
Lựa chọn sinh tử
Trước
khi lên núi tìm gặp mế Viển, chúng tôi đã gặp được "bệnh nhân" của
mế, đó là anh Bùi Văn Đông ở xóm Yên Tân, xã Lạc Lương. Nhà anh vốn nghèo khó,
những ngày giáp hạt, anh phải vào rừng đào củ mài, củ nâu về ăn.
Một
hôm thấy anh đi từ sáng đến tối chưa về, vợ anh nóng ruột nhờ anh em vào rừng
tìm giúp. 10 thanh niên tìm hết cánh rừng này đến cánh rừng khác mà vẫn chưa
thấy anh. Sau gần hai ngày tìm kiếm mọi người mới tìm thấy anh ở một khe núi.
Anh bị 2 hòn đá to đè lên chân và nằm bất tỉnh.
Khi
người nhà đưa anh đến bệnh viện đôi bàn chân của anh đã nát bét. Các bác sĩ
bảo: Muốn cứu anh Đông chỉ còn cách cưa đôi chân. Nếu để lâu, vết thương sẽ
nhiễm trùng và càng khó chữa. Nghe bác sĩ bảo vậy, anh Đông nghĩ, giờ mà cắt
đôi chân đi coi như mình là người tàn phế, cả đời ăn bám vợ con.
Anh Bùi Văn Đông có được đôi chân lành
lặn là nhờ bài thuốc của mế Viển.
Giữa
sự lựa chọn sinh tử, anh mới chợt nhớ ra là mấy đứa con nhà mình từng bị gãy
tay được mế Viển ở xóm Đồi chữa thuốc lá khỏi. Giờ cứ thử để mế Viển chữa cho
xem sao. Ngay hôm sau, anh xin xuất viện. Vừa về đến nhà, anh đã cử người đi
đón mế xuống. Xem qua vết thương của Đông, mế Viển lắc đầu: Cái này khó đấy. Tôi
cũng chỉ thử thôi, chứ chân cẳng nát bét như thế này thì ít hy vọng lắm. Thôi
còn nước còn tát.
Mế
Viển dùng một chiếc ống tre thổi vào vết thương giúp Đông bớt đau. Sau đó mế
Viển dùng một gói thuốc treo lên đình màn. Cứ sau 3 ngày, bà lại đến thay thuốc
một lần. Sau hai tháng chữa trị, bệnh tình của Đông đã thuyên chuyển.
Anh
Đông nhớ lại, khi ấy 2 bàn chân đã dập nát của mình như có người dùng tay vun
chúng lại. Những cơn đau cũng dần qua đi, thay vào đó là một cảm giác thật dễ
chịu lan tỏa khắp cơ thể. Giờ thì anh có thể đi lại được. Tuy không làm được
việc nặng như trước nhưng anh vẫn lên nương làm rẫy bình thường.
Từ chỗ không tin
Một
trường hợp khác là ông Bùi Văn Sĩ. Năm ngoái lần đầu đi tập xe máy, ông va phải
con bò và bị rơi xuống cống. Ông bị gãy chân. Bệnh viện thì ở xa, mọi người
khuyên ông nên đến mế Viển lấy thuốc.
Thực
ra sống ở rừng núi bao đời nay nhưng ông cũng không tin lắm về bài thuốc treo
của mế Viển. Con cái vận động mãi, nhưng ông nhất định từ chối. Vì thương bố
nên mấy đứa con đã tự lên nhà mế Viển lấy thuốc. Về nhà chúng bí mật treo gói
thuốc lên trên đình màn. Nhờ bài thuốc đó mà ông Sĩ không kêu đau nữa.
Sau
3 ngày, đôi chân của ông có thể cử động được mà không đau. Đến lúc này, các con
mới nói với ông: Bố đi lại được là nhờ bài thuốc của mế Viển đấy. "Chúng
bay láo! Tao có uống thuốc bao giờ đâu mà khỏi", ông quát mấy đứa con.
Lúc
ấy người con trai cả mới chỉ tay lên đình màn: "Cái gói thuốc nho nhỏ treo
trên cao kia là thuốc của bà Viển đấy...". Lúc đó ông Sĩ mới tin bài thuốc
của mế Viển hiệu nghiệm.
Không
chỉ anh Đông và anh Sĩ được chữa khỏi bệnh, hầu như các gia đình ở huyện Lạc
Thuỷ có con, cháu không may bị gãy chân, gãy tay đều được mế Viển chữa giúp. Họ
đều mế Viển là ân nhân của gia đình. Nhiều người còn cho con, cháu nhận mé Viển
là mế nuôi (mẹ nuôi).
Tài
nghệ chữa xương của mế Viển đã vượt qua những dãy núi đá của Yên Thuỷ về xuôi.
Rất nhiều người ở Hà Nội,
Khó lý giải
Từ
ngày được truyền nghề, số người đến mế Viển lấy thuốc ngày một đông. Suốt mấy
chục năm qua, mế Viển cũng không nhớ mình đã chữa khỏi cho bao nhiêu người nữa.
Chỉ vào đống vỏ chai khổng lồ chất đầy từ ngoài cổng đến chân cầu thang nhà
sàn, mế Viển bảo: "Mỗi người đến mang theo một chai rượu, nhìn vào số chai
là biết được khách đến đây. Tôi chữa bệnh chẳng phải tiền bạc gì nhưng chai rượu
là thứ không thế thiếu để làm lễ".
Chữa
xương bằng cách treo thuốc quả là lạ đời. Tôi cũng không có ý cổ xuý cho những
cách chữa bệnh thiếu cơ sở khoa học. Thế nhưng, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân
của mế Viển, cũng như biết được các thầy lang người Mường vốn có nhiều bài
thuốc bí ẩn nên những hoài nghi của tôi dần được xóa mờ.
“Ông
Bùi Văn Vẻ, trạm trưởng Trạm Y tế xã Lạc Lương cho biết, bài thuốc của bà Viển
ông đã nghe nói từ lâu. Thực tế, không chỉ người dân địa phương, nhiều người
nơi khác đến chữa rất nhiều. Còn tác dụng, hiệu quả của bài thuốc này như thế
nào thì ông không rõ lắm. Nhưng có một điều ông biết là ông bạn đồng nghiệp của
ông, hồi nhỏ đã từng bị gãy chân và đến bà Viển nhờ chữa.
Kết
quả là ông bạn đó khỏi thật và chỉ sau vài ngày đã đi lại được. Tuy nhiên, ông
vẫn khuyên ai không may bị gãy chân, gãy tay nên đi viện là tốt nhất. Bởi lẽ,
đến nay chưa ai lý giải một cách khoa học về bài thuốc của bà Viển. "Phải chữa
khỏi thì mọi người mới đến", ông Vẻ khẳng định.”
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự