Giải mã ngôi mộ cổ bí ẩn giữa lòng Sài Gòn

Thứ sáu - 13/10/2017 19:10
Rộng hơn 7,5 mét, dài 11 mét, nằm giữa công viên Tao Đàn, ngôi mộ nhà họ Lâm được xây dựng cách đây cả trăm năm và là một trong những ngôi mộ cổ ở Sài Gòn.
Giải mã ngôi mộ cổ bí ẩn giữa lòng Sài Gòn

Ngôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) rộng khoản 30m2, bên trong khuôn viên công viên Tao Đàn.

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 2

Theo các tài liệu Sài Gòn xưa, mộ phần là nơi chôn cất của vợ chồng một người Việt gốc Hoa họ Lâm.

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 3

Lối vào khu mộ

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 4

Mặt trước ngôi mộ có cổng với ô cửa vào mộ cao 1,4m. Người muốn vào thăm mộ buộc phải cúi người, tương truyền theo tính toán, ô cửa thấp có ngụ ý người vào viếng phải cúi đầu trước người đã khuất.

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 5

Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa xác định năm sinh, năm mất). Từ dòng chữ trên bia "Đại Nam” ngôi mộ có thể được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 6

Chui qua vòm cổng, sát vách tường bao bên phải có một mộ nhỏ, tương truyền là của thuộc tướng bị bại trận đã tự sát chôn theo chủ nhân mộ chính

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 7

Phần nóc mộ hoa văn không còn rõ, cứ một vài năm một lần, khu lăng mộ lại được quét dọn sơn phết.

 giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 8

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 9

Hai ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng). Ngôi mộ cổ này rộng hơn 7,5m và dài hơn 11m.

 giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 10

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 11

Ông Lâm Tam Lang được một số tài liệu xác định là ông tổ có hậu duệ đời thứ 4 là cụ Lâm Quang Ky - Phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hậu duệ đời thứ bảy là ông Lâm Đình Phùng lại không theo nghiệp binh đao, là nhạc sĩ Lam Phương, bắt đầu sáng tác nhạc khi mới 13 tuổi.

 giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 12

giai ma ngoi mo co bi an giua long sai gon - 13

Ngày 10.4.2014, UBND TP quyết định công nhận mộ cổ họ Lâm là di tích lịch sử cấp thành phố vì một “Tổng thể công trình kiến trúc được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở TP.HCM”.

Theo Dương Thanh (Dân Việt)
 Từ khóa: xây dựng, trăm năm, tao đàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây