Chỉ cho phóng viên về cuốn sách và người thầy đã truyền những sức mạnh để ông dũng cảm nghiên cứu về nó, ông Lưu cặm cụi lật trong góc sâu lấy ra 4 miếng gỗ tô ve đỏ. Ông cặn kẽ giải thích cho chúng tôi nguồn gốc từ đâu, nó có nghĩa như thế nào, mà có thể giúp được hàng trăm hàng vạn người, mà ông gọi nó là “bùa trấn yểm”…?.
Bùa chú là có thật?
Khi được hỏi về bùa chú, “ dị nhân ” Trần Văn Lưu khẳng định rằng, đó là sự thực (?). Ông trên tay cầm tấm gỗ đỏ và lật giở từng trang sách trong cuốn “Thiên Tâm Chính Pháp Đại Thần Thông” cổ, cuốn sách này lý giải các pháp trấn trạch trừ tà, trấn quỷ do ngoại bang yểm đảo, hay do khí hư từ đất bay lên.
Theo ông Lưu, đây là một pháp trấn trạch đặc biệt nhất trong những pháp trấn trạch của cuốn sách mà ông được truyền lại (?).
Ông Lưu kể: “Sau khi lục tìm trong kho sách cổ của gia đình , tôi kinh ngạc khi phát hiện ra cuốn sách này. Cơ duyên ở chỗ, thầy dạy tôi cũng có một cuốn nói về những điều này. Đến năm 2005, thầy Phạm Văn Quế (ở Đội 4, Nga Hưng, Nga Sơn, Thanh Hóa – người đã được nói đến ở bài trước) truyền lại cuốn “Độc Cước Sơn Tiêu” này cho tôi”.
Lôi ra một mảnh giấy từ cuốn sách ra, có hoa văn khá tin h xảo, ông Lưu nói: “Đây là một pháp trấn trạch đặc biệt nhất trong những pháp trấn trạch của cuốn sách mà thầy Quế truyền lại cho tôi. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở chỗ, dùng pháp trấn trạch này để học được tất cả các pháp trấn trạch còn lại trong cuốn sách đầy huyền bí đó”.
Cầm tờ giấy, giơ cùng bảng gỗ màu đỏ, ông Lưu bảo: “Nếu cho bạn một tờ giấy này và mảng gỗ đỏ, nó chẳng có ý nghĩa gì cả, vì bạn không hiểu gì. Các cụ xưa thường in giấy dó vào với bảng gỗ để có thể ra những bản tài liệu quan trọng, nhờ có hai thứ này, tôi mới phát hiện ra nếu chúng ta chỉ cần có nó, sẽ giúp được cho rất nhiều người”.
“Ngày trước, thời điểm ông nội tôi còn đi buôn mắm, để có những cuốn sách, những miếng gỗ giá trị này, không hiểu nhân duyên thế nào, thuyền mắm đó lại không bán được, ông đem đổi cả lấy những quyển sách đó, trong đó có quyển sách mà tôi đang cầm ở đây”, ông Lưu cho biết.
Cầm miếng gỗ mặt trước in hình con ngựa, mặt sau in hình những xâu tiền cổ, ông Lưu cho biết, đó là “pháp linh cái”. Nó xuất phát từ một thầy làm pháp môn để lại cho hậu thế, cùng với một nghiên mực mà tôi tìm được ở đền Độc cước – đền này thờ một vị thánh xuống trần thế cứu đời.
Tuy nhiên, theo lời ông Lưu: “Nếu chỉ với những công cụ như vậy, in ra giấy thì hoàn toàn không có tác dụng gì. Để có được tác dụng phải nhờ một cầu thần lực của người thầy truyền vào, mà thầy tôi đã dạy cho tôi trước khi trao cuốn sách cổ cho tôi. Ví dụ: Câu “Án ma ni bát minh hồng – câu lục tự chân ngôn của Phật. Nếu người bình thường đọc câu này ra, thì hoàn toàn không có bất cứ giá trị gì. Tuy nhiên, nếu được dạy, tay làm được “dấu”, “ấn chuẩn đề” điểm vào thần lực đó thì truyền lực vào mới có tác dụng (?).
Nói đoạn, ông Lưu hướng dẫn bắt ấn: “Để bắt được ấn này, cần ép hai hoa tay ngón giữa vào nhau, hai ngón trỏ sang ngang, hai ngón tay cái để bằng nhau mới thành “ấn chuẩn đề” làm thế mới có thần lực để trừ tà và vạch trần được những kẻ “buôn thần bán thánh”, dùng nó để biết được có hay không vong nhập vào mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được”.
Ông Lưu chỉ cách làm “ấn truyền thần” cho phóng viên.
“Lãng phí nhất là đốt vàng mã…”
Tiếp tục lật giở những cuốn sách trong tủ sách quý của mình, liên quan đến tâm linh, ông bảo rằng: “Trên cả nước, mỗi năm có hàng nghìn, hàng trăm tỷ lãng phí cho việc đốt vàng mã, vì chúng ta chưa hiểu việc đốt vàng mã có nghĩa là gì…”.
Ông Lưu lý giải, tiền vàng mã nếu đốt nó sẽ tan biến hết ngay. Nếu hàng năm chi số tiền đó để xây dựng, tu bổ những ngôi đền, ngôi chùa, hay làm các công trình phúc lợi thì nó mang lại lợi ích hơn gấp trăm nghìn lần.
“Theo quan niệm của tôi, chúng ta không cần mua vàng mã , mà mỗi gia đình có thể mua một cái “pháp linh ấn” như tôi đang cầm trên tay đây. Có được nó, mỗi người chỉ cần bôi mực để in ra giấy, nếu cần thiết chúng ta phôtô, cúng Phật, cúng tổ tiên đều rất tốt, miễn làm sao cho tâm thành kính”.
“Từ trước đến nay, chúng ta hay cúng tiền cho Phật, nhưng theo cá nhân tôi, điều đó là không cần thiết, vì đức Phật quảng đại không cần điều đó. Những tiền mà chúng ta cúng đó chỉ dành cho những vong linh chưa được siêu thoát.
Tôi tin rằng, những vong linh này là có thật và đã được tôi kiểm chứng nhiều lần, qua nhiều người. Mới đây, tôi đã yêu cầu một người ra mộ của người nhà anh ta chụp ảnh, khi về rửa có hình của người trong mộ hiện trên đó. Điều này được tôi ghi âm lại toàn bộ và có ảnh chụp, tôi vẫn đang giữ”, ông Lưu lý giải.
Cầm trên tay “pháp linh ấn” - miếng gỗ đỏ mặt trước in con ngựa, mặt sau in xâu tiền, ông Lưu cho biết: “Tại sao chúng ta không thấy những con vật khác, mà chỉ có hình con ngựa, bởi con ngựa tượng trưng cho sức mạnh, nó là phương tiện đi lại của người xưa, những xâu tiền đó, hỗ trợ những vong linh đó đi lại đến cõi siêu thoát…”.
“Pháp Linh ấn” được ông Lưu cho là có thể giúp được rất nhiều người!?.
Ông Lưu bảo rằng: “Khi áp vong - tức là mượn vong linh nhập vào người thường, tôi nhận được lời khuyên rằng, không nên lãng phí, mà hãy dùng đúng chỗ đúng lúc, cứ học theo chữ thánh hiền, khi đã chết chỉ còn vong linh mà vong linh phải cần giải thoát, cần tu tập và không thích quay trở lại các nghiệp báo .
Vì vậy, chúng ta cần làm việc nhẹ nhàng, đó là khuyên nhủ vong linh, tìm cách giải thoát. Đừng để lại những cái sân si gì, cho nên chúng ta mới cấp cho ít tiền, ít vàng, ngựa này để lấy phương tiện siêu độ. Chứ không phải như chúng ta nghĩ cúng, dâng tiền vàng để cho dưới cõi âm giàu có, phục vụ cuộc sống như trần thế”.
Cũng theo lý giải của ông Lưu thì hiện nay, với quan niệm “trần sao âm vậy”, vì vậy mà vàng mã được làm ra rất nhảm nhí, làm ra những thứ như: Ô tô , xe máy, thậm chí máy bay… nhưng không phục vụ được đúng mục đích.
Người ta quan niệm rằng, cuộc sống hiện đại, đi ô tô… cũng xuống âm cũng vậy nhưng hoàn toàn sai, bởi những vong linh mới chết đều giống những vong lĩnh cũ, bản tính của họ chết đều đi về một lối giải thoát, còn thể xác mới là người mới. Những vong hồn oan uổng, bệnh tật, sẽ phải quay lại trả các nghiệp báo, trả nhân, quả…, nếu không còn nghiệp báo nữa, nó đã đi rất xa (?).
“Chính vì vậy, ý nghĩa của việc đốt vàng mã là làm một con đường siêu sinh, chắp cho họ phương tiện: Đói thì cho bát cháo lá đa, thiếu thốn thì cho một chút tiền vàng để lấy tiền đi đường, hay làm phương tiện để đi đến cõi siêu thoát”, ông Lưu tiết lộ.
Cũng bởi thế mà Lưu cho rằng, nhiệm vụ của tất cả con người chúng ta sống trên cõi giới này giống như các dòng sông, đều mang tên, tuổi nhưng khi chết đi rồi không khác nào đổ ra đại dương, bị xóa hết. Khi đó, chỉ mang thêm một vị mặn, vị giải thoát.
Chính vì thế, khi siêu sinh, không ai muốn ôm những vật chất như nhà lớn, xe lớn… mà người ta muốn bỏ hết để trở lại nguyên hình của nó, là con người, là linh hồn. Còn những người còn luyến tiếc những cái đó thì còn ở lại vòng sinh tử, ra mười hai con giáp thuộc loại chúng sinh. Chính vì thế, chúng ta phải cầu mong cho họ đi càng xa càng tốt, không nên để họ luẩn quẩn.
Ông Lưu cho biết: “Để làm được điều đó, phải có thần lực, có thần lực mới có linh khí, có giá trị. Tôi là người cảm nhận được, được truyền thụ, làm được những điều trên và có khả năng thấu thị được những điểm báo trước. Vì tôi đã nhìn trước được những gì không hay đã và đang xảy ra với mình (?)”.
Ông Trần Văn Lưu chia sẻ: “Để mua một cái bát hương đồng, quá đắt, nó lại được đúc từ vật liệu làm đầu đạn, mũi tên để sát sinh, giết người , bắn thú. Đem làm bát hương thì là không chuẩn nên phải đốt hồng trần, rửa tam muội mới có giá trị, như vậy càng làm phức tạp hóa. Bát hương duy nhất người ta gọi là mẹ, lấy từ đất, phải có hồn, vùng làm bát hương cũng phải chọn người, chọn đất để làm. Được như vậy nó mới mang giá trị tâm linh ”.
Ông Lưu cho rằng: “Trên trần thế có những vong rất linh thiêng, thích ở lại để giúp gia đình chủ, chứ không thích cầu siêu. Trước đây, tôi từng làm cho một vị tướng người Tàu, khi chết đi, vong linh thích ở lại giúp dân mình vì đã gây ra quá nhiều tội ác (?)…”.
còn nữa
Nguồn tin: Báo mới
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự