Từ
14 giờ chiều nay, rất nhiều đoàn xe chở bà con Kiều bào đã dừng chân tại Khu di
tích Hoàng Thành Thăng Long. Ngay khi các xe dừng xuống, nhiều bà con Kiều bào
đã vui mừng gọi nhau bằng đủ thứ tiếng khi họ nhận ra nhau sau một thời gian xa
cách.
Đến
15 giờ, Nghi lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn các bậc tiền bối đã khai sinh và
gìn giữ đất nước được ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội tuyên bố
khai mạc tại Chính điện Hoàng Thành Thăng Long.
“Đây
là một chuỗi hoạt động ý nghĩa và rất thiết thực biểu thị tình cảm uống nước
nhớ nguồn của bà con Kiều bào trên toàn thế giới. Điều đó đã thể hiện sự gắn bó
máu thịt với quê hương, đất nước ” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã phát biểu .
Tại
buổi lễ dâng hương, đại diện UBND TP Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Thảo cùng đại diện
Uỷ ban về NVNONN, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Hoà thượng Thích
Thanh Tứ - Phó Chủ tịch HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng hàng
ngàn bà con Kiều bào đang sinh sống và làm việc khắp nơi trên thế giới và trong
nước đã bày tỏ lòng thành kính, cùng nhau dâng hương để cầu mong cho đất nước
ta đón nhận một mùa xuân ấm no hạnh phúc cũng như hoà bình cho tất cả con em
người Việt Nam trên toàn thế giới.
Lễ
dâng hương kéo dài hơn 30 phút, khi có rất nhiều Kiều bào xếp hàng từ Chính
điện Hoàng Thành đến phía rất xa dưới sân trung tâm. Có lẽ, ai ai cũng đều
chung một tâm trạng hướng về quê hương, về tết cổ truyền của dân tộc để có điều
kiện hội ngộ, sum vầy.
Hôm
nay được gặp lại tại điểm hẹn Hoàng Thành Thăng Long, nhiều bà con đã bùi ngùi,
xúc động, hầu hết họ đều bày tỏ tấm lòng thành kính khi cố gắng hỏi han, tìm
hiểu thông tin từ những nhà Khoa học, những nhà quản lý văn hoá. Cả những cuộc
trao đổi, trò chuyện với Kiều bào những nước khác về khu di tích đặc biệt này
Trần
Chí Tâm, 25 tuổi, Kiều bào Đức đã xúc động cho biết khi lần đầu tiên trong cuộc
đời anh được tham dự một nghi lễ lớn mà nhà nước tổ chức dành cho Kiều bào -
Tâm bày tỏ: “ Tôi thật sự xúc động và thấy rất tự hào về quê hương Việt Nam,
nơi đã sinh ra Bố mẹ tôi. Tôi được gia đình dạy học tiếng Việt từ lúc mới sinh,
vì thế tôi rất vui khi được trò chuyện với những bạn trẻ trong nước cùng lứa”.
“Dù
đây là lần đầu tiên được về cố hương nhưng tôi đã thấy thật sự gần gũi và rất
quen thuộc vì những gì tôi tìm hiểu và chứng kiến tại Hoàng Thành Thăng Long
hôm nay đã được gia đình tôi kể cho nghe từ nhiều năm trước” – Tâm chia sẻ thêm.
Hơn
16 giờ, bà con Kiều bào lên xe đi thẳng về Thiên đường Bảo Sơn để dự Tiệc chiêu
đãi của nhà nước dành cho 1.000 bà con Kiều bào.
Tối
nay, bắt đầu từ 20 giờ ngày, Với sự tham dự của Lãnh đạo Đảng, nhà nước và đại
biểu đại diện cho các cơ quan ban nghành nhà nước ta sẽ cùng với gần 1.000 bà
con Kiều bào tham dự chương trình Đêm hội văn hóa Việt – đây là điểm cao trào
của Chương trình Xuân Quê hương 2010.
Cũng
ngay trong buổi tối nay, sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đích
thân thực hiện nghi lễ thả cá chép truyền thống nhân ngày “Ông Công, ông Táo về
trời”.
Ngoài
ra, Chủ tịch nước sẽ đọc lời chúc tết gửi đến bà con Kiều bào có mặt tại đêm
Gala đặc biệt cũng như tất cả bà con Kiều bào hiện đang học tập, sinh sống và
làm việc trên toàn thế giới. Sau đó là chương trình giao lưu với bà con Kiều
bào và người dân có mặt tại đêm Gala đặc biệt này
Đêm
hội Gala được dàn dựng công phu về ánh sáng, sân khấu, âm nhạc và hội tụ nhiều
diễn viên, ca sĩ ở hai miền đất nước, một số ca sĩ, nghệ sĩ là người Việt Nam
thành danh ở nước ngoài tham dự. Điểm nhấn của chương trình là các tiết mục của
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Đoàn Nhã nhạc Cung
Đình Huế, Nhà hát tuồng Việt Nam, Nhạc viện quốc gia Hà Nội...
Cũng
tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn trong chiều 06/2 đã diễn một số hoạt
động văn hoá truyền thống như: Thư pháp Hán Nôm và tặng chữ Ngày xuân; Hàng thủ
công mỹ nghệ đỉnh cao và sản phẩm văn hóa Việt; Nghệ thuật ẩm thực đặc sắc của
Hà Thành và các vùng miền; Giới thiệu tinh hoa; hoa, cây cảnh, kỳ mộc thạch.
Lần
đầu tiên ở nước ta hoạt động thư pháp được thực hiện
với quy mô lớn bao gồm trưng bày nhiều bức thư họa lớn của cố Đại lão thư pháp Lê
Xuân Hòa và nhiều thư họa quý của Đại lão thư pháp Lỗ Nguyên (Trung Quốc), thể
hiện thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ, cùng đó là những hoạt động tặng chữ nhân
dịp đón xuân với sự tham gia của Hội thư pháp UNESCO Việt Nam và các thư pháp
trẻ Việt Nam.
Hoạt
động văn hoá tại đây đã trưng bày để Du khách và Kiều bào thưởng ngoạn một số
sản phẩm độc đáo về thư pháp trên hạt gạo bằng gỗ có kích thước đại (4m2) thể
hiện Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) của Nghệ nhân Trần Thế Kôi. Nhiều sản phẩm
thủ công mỹ nghệ đỉnh cao của nhiều vùng miền như bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn
(Trà Đồng- Thanh Hóa) của Bùi Tá Sơn, gốm đỏ đặc sắc của Luy Lâu (Bắc Ninh) của
Nguyễn Đăng Vông được giới thiệu tại đây...
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự