Tràn ngập rác
Chưa
năm nào tình trạng ô nhiễm môi trường, rác thải bừa bãi lại diễn ra chướng tai
gai mắt như năm nay ở lễ hội chùa Hương. Ác cảm đầu tiên khi bước vào chùa là
khắp nơi la liệt rác thải và nhốn nháo…
Đầu
dòng suối Yến, cùng với tình trạng hàng ngàn con đò mắc kẹt là một màu nước
xanh lè, túi ni lông, rác, đồ ăn thức uống thải thừa, nổi lều bều. Thậm chí,
ngay cổng chùa Thiên Trù, lối lên ga cáp treo, còn có cả những đống rác lù lù,
không có ai quét dọn. Khách thập phương phải dẫm lên rác để cúng cầu, khẩn
nguyện.
Theo
Ban quản lý di tích chùa Hương, năm nay, do lượng du khách về quá nhiều so với
những năm trước dẫn tới quá tải cả hệ thống. Do đó dù nhà chùa đã bố trí dọc bờ
suối hàng trăm thùng rác, sọt tre nhưng vẫn không đủ. Do đó, rác tràn ra ngoài.
Nhiều
ý kiến cho rằng gần 2 năm qua, lễ hội chùa Hương đã bị thương mại hóa quá nặng.
Bởi có quá nhiều nhà hàng, quán nhậu được xây dựng, trong khi khâu đầu tư xử
lý, thu gom rác thải lại bị bỏ quên. Đặc biệt là nguồn nước thải từ hàng trăm nhà
hàng, quán nhậu đang đầu độc dòng suối Yến thơ mộng.
Thi nhau chặt chém khách
Càng
về chiều, lượng du khách đổ về suối Yến càng đông đặc. Các chủ đò chỉ chở khách
vào bến Thiên Trù là bỏ, tranh thủ quay ra làm vài ba “cua” nữa. Do đó, từ tầm
1-2 giờ chiều trở đi, cả ngàn người gần như bị mắc kẹt ở dưới bến, tìm chủ đò
vì không ra được.
Ai
nóng lòng cần ra ngay thì phải kêu chủ đò khác. Bắt thóp, các chủ đò hét giá
lên tới 100.000 đồng/người (trong khi giá đò cả đi lẫn về theo quy định chỉ có
25.000 đồng). Thậm chí, vào đầu giờ sáng, khi cả vạn du khách cùng đến chùa
Hương, hơn 4.200 con đò chật cứng khách, ngoài tiền đò và vé thắng cảnh (tổng
cộng 55.000 đồng/người), mỗi du khách còn phải bỏ ra 150.000-200.000 đồng tiền
“bồi dưỡng” chủ đò mới chở đi ngay (nếu đoàn chỉ có 2-3 người).
Nhưng
đáng sợ hơn vẫn là trò “chặt chém” của các quán ăn, nhà nghỉ nằm dọc từ bến
Thiên Trù, chùa Giải Oan và chạy vòng vèo lên tận cửa động Hương Tích nằm trên
đỉnh núi. Một bát phở, tô bún bò được hét giá 30.000 đồng nếu khách chủ động
mặc cả. Còn không mặc cả, một chai bia, ly cà phê có thể bị bắt chẹt tới 40.000
đồng mà khách vẫn phải cắn răng chi trả.
Năm
nào trước khi diễn ra lễ hội, Ban tổ chức cũng hứa rằng sẽ chấn chỉnh các tiêu
cực nhưng rồi đâu lại vào đó. Được biết, để được buôn bán quanh khu di tích
này, phải bốc thăm. Nhiều chủ quán không trúng thăm sẵn sàng chi 40-100 triệu
đồng để mua lại suất kinh doanh. Do đó, để bù vốn, họ phải ra sức “chặt chém”
khách thập phương.
Thật
buồn khi một danh lam và cũng là chốn tâm linh nổi tiếng, giờ đã bị thương mại
hóa, môi trường lại bị ô nhiễm nặng nề mà vẫn chưa có cách khắc phục.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự