Vì
vậy, tập tục đi chùa ngày xuân đã là một thói quen không thể thiếu của rất
nhiều người dân Việt
Dường
như, hương xuân, nắng xuân trong một sáng ngày đầu năm mới, tiết trời hơi se
lạnh, nhưng vẫn có những tia nắng sớm lung linh tỏa khắp sân chùa, đã làm cho
các ngôi chùa trở nên đẹp hơn, thanh bình hơn.
Ở các ngôi chùa cửa lúc nào cũng rộng mở để mọi người có thể đi viếng, dịp lễ tết cũng vậy mà ngày thường cũng vậy. Người ta đi chùa để lễ Phật, thưa hỏi đạo lý, hay chỉ để tìm sự thanh thản ở tâm hồn mình.
Đi lễ chùa là một tập tục
không thể thiếu trong những ngày đầu năm của người Việt - Ảnh: Hiền Nhi
Trước
mọi căng thẳng, đua chen trong cuộc sống, người ta đến đây để ngồi yên trên
chiếc ghế đá dưới bóng mát tàng cây, nghe tiếng gió thì thào trên ngọn cây,
giọng chim líu lo trong cành râm. Khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiến tâm
hồn lắng xuống, thần kinh dịu lại.
Chỉ
cần ngắm mấy cội tùng xanh, ngửi mùi hương thoảng nhẹ của hoa lan, hoa nguyệt
quế, chúng ta đã có thể cảm thấy lòng nhẹ nhàng khoan khoái.
Ngày
thường chùa tĩnh mịch và cô liêu như vậy nhưng đến mùa lễ hội, đặc biệt là
những dịp Tết đến như lúc này đây, chùa lại như khoác một tấm áo khác, với dập
dìu người người đến chùa, thi lễ.
Trong khung cảnh lễ Phật trang nghiêm và thanh thản, đó là nơi mọi người thành tâm cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình và bạn bè...
Cảnh chùa thanh bình khiến
người đi lễ cảm thấy bình yên hơn - Ảnh: Trường Sơn
Bên
cạnh việc lễ Phật, mọi người cũng không quên vào trong khu thờ tự, thắp một nén
nhang cho những người đã khuất, đặc biệt là trong những ngày đầu xuân như
thế này, khi mà ai ai cũng một lòng hướng về tổ tiên, thân nhân và những linh
hồn khác trong cõi Phật.
Đi
chùa không đơn thuần chỉ là đến một ngôi chùa nào đó, cắm một nén nhang và cầu
nguyện, mà là sợi dây liên kết giữa tâm linh tình cảm của con người và ngôi
chùa mà mình hay lui tới. Khi đó, ngôi chùa như trở thành một nơi thiêng liêng
duy nhất để một ai đó gửi gắm tâm linh, những nguyện cầu thầm kín.
Vì vậy, thật khó có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi tại sao bạn lại không đi ngôi chùa này, lại thích đi ngôi chùa kia?
Chùa là một nơi thiêng
liêng để chúng ta gửi gắm tâm linh và những mong ước thầm kín - Ảnh: Hiền Nhi
Những
lần đi chùa, một vài người còn tranh thủ ngồi tiếp chuyện với các sư sãi trong
chùa. Nghe các thầy, các sư nói về chuyện cuộc đời, chuyện đối nhân xử thế, và
tình cảm con người, những người trẻ có thể cảm nhận được nhiều điều trong cuộc
sống tưởng như đơn giản nhưng cũng thật ý nghĩa.
Đó
cũng là những bài học quý, là hành trang quý cho những người trẻ hay bất
cứ ai, ở mỗi chặng đường của cuộc đời con người, hoặc ở mỗi một năm mới với rất
nhiều điều chờ đợi phía trước.
Vào
những buổi viếng chùa trong dịp đầu năm, người ta con nhờ các sư thầy của chùa
cầu an, cầu phúc, giải hạn cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Đó
như là một liều thuốc tinh thần cho một năm mới hanh thông và thành công hơn.
Đầu
năm vãn cảnh chùa đã thành một thói quen, nét sinh hoạt văn hóa của người dân
Việt Nam, để tìm đến một không gian linh thiêng, nhìn những chiếc lá rơi, lắng
nghe tiếng gió xào xạc, tiếng chuông mõ tụng kinh... khiến lòng người thanh
thản vô cùng. Để cảm thấy mình vẫn tràn đầy nghị lực, niềm tin và năng lượng để
tiếp tục năm mới của cuộc đời, để tiếp tục cống hiến sức lực cho cộng đồng, để
tiếp tục yêu thương mọi người và được yêu thương...
Nguồn tin: Thanh Niên
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự