Cách Chợ Lớn
khoảng 2 km, “sư cô” xuống xe buýt, bắt xe ôm vào chợ để “làm ăn”. Bước
“khất thực” xin tiền là bước thứ 4 - bước cuối cùng. Lúc này, bộ quần áo
bạc màu hồi nãy đã được thay bởi bộ quần áo màu vàng rực. Từ một người phụ nữ
bình thường, biến thành một “sư cô” đi khất thực
Những ngày đầu năm, chúng
tôi có mặt tại xóm “sư giả” nằm trên quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, để
theo dõi hoạt động của các nhóm “sư giả” này. Đúng như lời chị H, bán cà phê
gần đó, sau khi bị báo chí phát hiện, những “sư thầy” và “sư cô” đã chuyển sang
một hình thức hoạt động “ẩn dật” nhưng tinh vi hơn. Khi về xóm, tất cả những “cô,
thầy” này trông giống như một anh xe ôm, cô bán vé số…, còn khi ra đường “hành
nghề”, họ lại “hóa thân” trở thành các nhà “sư” đi “khất thực” trong bộ áo của
người tu hành.
Sau khi một số cơ quan báo chí phản ánh nạn “sư giả”, một số “thầy” đã bị các cơ quan chức năng xử lý vào cuối năm 2009. Thế nhưng chỉ sau một thời gian tạm lắng, tình trạng các “thầy” đi “khất thực” lại tái diễn. Thậm chí các "thầy" còn chuyển sang một số lĩnh vực khá mới mẻ như bán vé số, bán nhang... Ngày làm việc của họ bắt đầu từ sớm tinh mơ, hẳn để tránh sự dòm ngó của hàng xóm.
Toàn bộ các bước “hóa
thân” được "cô" thực hiện chóng vánh trong khoảng 10 phút. Đi đến
đường Hồng Bàng (Q5) “cô” lôi từ túi đồ màu vàng ra một chiếc bánh mì, xé đôi
và ăn ngấu nghiến ít miếng để chuẩn bị “hành khất
Ngày làm việc của những
người giả sư này thường bắt đầu khi trời còn tờ mờ sáng và về xóm trọ khi trời
đã chập choạng tối. Ngồi ngoài con hẻm theo dõi, khoảng từ 4g-5g sáng, chúng
tôi đếm được có khoảng trên 10 “sư giả” ra đường.
Chúng tôi, quyết định theo
chân một người phụ nữ, nhìn bề ngoài trạc 50 tuổi, mặc chiếc áo bà ba, tay xách
túi đi về hướng đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức.
Thiếu tá Huỳnh Văn Dư –
Phần
lớn những đối tượng này có giấy tờ tạm trụ tại phường (tức là xét luật cư trú
họ hoàn toàn đúng) tuy nhiên lại hành nghề sư “khất thực” ở địa bàn khác nên
việc phát hiện và xử lý là rất khó. Đối với những trường hợp này phải “bắt
tận tay, day tận trán” mới có cơ sở để xử lý, do đó rất cần sự hợp tác thông
tin từ phía người dân nơi các “thầy” thực hiện hành nghề. Và quan trọng là
người dân nên đề cao cảnh giác không cho tiền các đối tượng “giả sư” này".
Nguồn tin: Tuổi trẻ Online
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự