4 tháng
sau, lại có một đoàn bác sỹ khác, hầu hết là các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia
nước ngoài đến tiếp tục nghiên cứu xác ông Hạo.
Các
nhà nghiên cứu đã thử dùng kim chích vào đầu ngón tay ông Hạo và thấy máu tươi
vẫn chảy ra. Điều này khiến họ rất ngạc nhiên và khẳng định chưa bao giờ gặp
một xác chết kỳ lạ đến vậy.
Thế
nhưng, cũng như lần trước, các nhà khoa học vẫn không đưa ra được lời giải đáp.
Họ chỉ có thể đặt tên cho hiện tượng này bằng hai từ “xác rũ”, có nghĩa là chết
khô từ từ. Cũng từ đó, người dân quanh ấp gọi xác ông Hạo là “xác rũ”. Đó cũng
là lần nghiên cứu cuối cùng của các nhà khoa học. Sau đó, chiến tranh loạn lạc,
nên không thấy có nhà khoa học nào về nghiên cứu xác ông Hạo nữa.
Theo
lời ông Trí, việc quật xác anh trai ông được tiến hành vào những ngày trời nóng
nực khủng khiếp, lạ lùng là xác ông Hạo không hề có mùi tanh hôi, ruồi muỗi
không bu vào. Suốt cả tháng trời để xác trong nhà, song xác ông Hạo vẫn mềm
mại, trông như người đang ngủ.
Nghe
lời một người trong ấp, ông Bửu pha một ly café thật đặc, rồi đổ vào miệng,
thấy trôi hết vào bụng.
Người
anh họ của ông Hạo đã thử xem phản ứng của xác chết với nước thế nào bằng cách
múc mấy ca nước đổ vào miệng. Tuy nhiên, đổ mấy lít liền, nước vẫn mất hút. Ấn
vào bụng ông Hạo, thấy nước bùng nhùng đầy bụng. Thế nhưng, lượng nước đó không
tiết ra ngoài, không làm hư xác. Vài ngày sau, lượng nước trong bụng cũng bốc
hơi hết.
Thương
con quá, ông Bửu đi khắp nơi mời thầy thuốc đến xem xét xác con để tìm cách làm
ông Hạo sống dậy. Thế nhưng, các thầy đều lắc đầu chào thua.
Không
cứu được con, nhưng mong ngày nào cũng được nhìn thấy con, ông Bửu đã thuê
người đóng một chiếc áo quan bằng gỗ tốt, rồi đặt xác con vào. Mặt trên quan
tài dán một tấm kính dày, chắc chắn để mọi người đều nhìn thấy ông Hạo.
Bên
hông chiếc áo quan, ông Bửu đục mấy lỗ để không khí lưu thông, với mong muốn,
nhỡ ra ông Hạo sống dậy thì có không khí mà thở!
Ngày
nào cũng như ngày nào, từ sáng sớm, ông Bửu đã dậy lau chùi chiếc áo quan, thắp
nhang cho căn phòng chứa xác con trai ấm cúng.
Năm
1994, ông Bửu qua đời vì tuổi cao sức yếu. Trước khi nhắm mắt, ông giao nhiệm
vụ cai quản ngôi nhà cổ quý giá cho ông Trí và giao luôn nhiệm vụ chăm sóc “xác
rũ” người anh trai.
Thời
gian ông Hạo chết đã trải qua mấy chục năm. Xác chết mất dần lượng nước nên khô
đét lại.
Ông
Trí khẳng định: “Tôi và gia đình tôi không hề dùng bất cứ loại thuốc ướp xác
nào. Mấy chục năm trước anh tôi chết thế nào, thì giờ vẫn vậy, không có ai đụng
vào”.
Nhìn
xác chết của ông Hạo, tôi chợt liên tưởng đến những xác ướp thời Ai Cập cổ đại
vẫn tồn tại đến ngày nay, dù đã trải qua thời gian hàng ngàn năm.
Tuy
nhiên, để ướp được xác, họ phải lấy óc và lục phủ ngũ tạng, rồi dùng rất nhiều
loại hóa chất, hương liệu có tác dụng tiệt trùng mới bảo quản được xác lâu dài.
Với
các vị thiền sư có những khả năng bí truyền như thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc
Trường (chùa Đậu), thiền sư Chuyết Chuyết (chùa Phật Tích) và thiền sư Như Trí
(chùa Tiêu Sơn) tồn tại xá lị từ vài trăm năm nay, dù còn nhiều bí ẩn, song
cũng có thể lý giải một phần do rèn luyện thân thể theo các phương pháp của
Phật giáo. Thế nhưng, hiện tượng “xác rũ” của ông Hạo thì cực kỳ khó lý giải,
vì ông Hạo không hề được ướp xác theo bất cứ phương pháp khoa học hay tu thiền
nào.
Xác chết bí ẩn của ông Hạo sẽ là đề tài nghiên cứu đặc biệt của các nhà khoa
học?
Mang
câu chuyện bí ẩn về xác chết 41 năm không phân hủy của ông Đinh Hạo đến gặp nhà
nhân chủng học, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, ông Cường cho biết, ông chưa từng
nghe có một xác chết kỳ lạ như thế.
Theo
ông Cường, ở nước ta, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, có mấy hình thức táng
gồm địa táng, hỏa táng, táng treo, dã táng, lộ thiên táng và thiền táng. Còn
hiện tượng như ông Hạo mà tôi kể thì PGS Nguyễn Lân Cường cũng không rõ kiểu
táng gì. Để có được câu trả lời về xác khô kỳ lạ của ông Hạo, thì các nhà khoa
học phải vào tận nơi, tiến hành các phương pháp nghiên cứu.
Có
thể nói, hiện tượng xác chết 41 năm không phân hủy ở An Giang là một hiện tượng
kỳ lạ không những đối với nước ta mà còn với cả thế giới. Đây có lẽ là một
thông tin hấp dẫn đối với các nhà khoa học đam mê khám phá những hiện tượng kỳ
lạ của cuộc sống.
Nguồn tin: 24H
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự