"Tránh
xui, tên phải đổi"
Dừng lại tại ngõ 72 Thụy Khuê (quận Tây Hồ) cùng cô bạn,
tìm đến một căn hộ khoảng 15m2 không gắn số nhà gần đấy, thấy "thầy"
ngồi chễm chệ trong nhà và đang xem cho một người đàn bà hỏi cho đứa con trai
đã lớn mà mãi không chịu lấy vợ. Thầy tên là Luật, tầm khoảng 60 tuổi, trông có
vẻ trí thức với cặp kính cận dày cộp.
Thầy phán: "Chị gặp tôi muộn quá!
Con của chị có chữ Chân, xui xẻo lắm". Bà kia đáp: "Nhưng đấy là tên
ông nội xem và đặt cho cháu". Thầy tiếp: "Chữ Chân là chữ đứng yên,
chị không đổi tên là nó không có vợ, có con đâu. Nhà chị phải làm lễ cầu hạnh
phúc cho nó, đến đây tôi làm cho". Người đàn bà kia dạ vâng liên hồi, để
xuống bàn mấy tờ 100.000 đồng, cảm ơn thầy rối rít.
Vị khách tiếp theo là một thanh niên trẻ tuổi, tìm thầy
hỏi lý do công việc làm ăn thất bại, đang thua lỗ lớn nên đến nhờ thầy Luật
giúp đỡ về phần tâm linh. Anh ta tên là Quốc Hưng, sinh năm 1982. Thầy vừa nghe
xong đã giãy nảy: "Bằng tuổi anh lẽ ra phải lên chức trưởng hay phó phòng
rồi, tất cả là tại cái tên.
Sinh năm Nhâm Tuất lại có tên đệm là Quốc. Vậy là đẻ
ra đã làm vua, nhưng tên chính lại là Hưng, xấu quá nó án, nó ngữ chứ làm sao nữa.
Mau đổi lại tên đi… Với tên Quốc Hưng anh có lấy vợ cũng không có con trai, mà
còn mất sớm đấy".
Anh này cũng được "thầy" mách cho cách giải
hạn là để lại ít tiền, thầy sẽ làm lễ cúng trong vòng một tuần và tìm tên mới
phù hợp. Theo cách của ông thầy này thì đổi tên là đổi tên phần âm, xưng hô với
người cõi âm. Tất nhiên ngoài đời anh ta vẫn gọi là Quốc Hưng, nhưng khi cúng
bái sẽ dùng cái tên do thầy đặt thì người cõi âm mới "độ" cho được.
Tôi quan sát nơi hành lễ của thầy, căn hộ chỉ tầm 15m2
nhưng cái bàn thờ to đã chiếm đến gần 1/3 diện tích. Trên đó bày biện cơ man
nào là huơng, hoa, bánh trái, câu đối, các đạo sớ viết bằng tiếng Tàu…
Căn nhà trong ngõ 72 Thụy Khuê là nơi thầy
Luật “phán”
Tên nào…
cũng phải đổi
Chờ mãi rồi cũng đến lượt, thầy Luật quay sang hỏi:
"Có việc gì?". Tôi tỏ vẻ thành kính: "Dạ, vợ chồng con có tin
vui, đến xin thầy tìm tên cho cháu". "Bao giờ?". "Dạ, siêu
âm là con trai, sinh vào tháng 5 năm sau ạ. Con tên Minh Hải, sinh năm Nhâm Tuất
(1982), còn vợ con tên Ngọc Loan sinh năm Ất Sửu (1985)".
Chưa kịp nói hết câu, thầy nói như chặn họng: "Có
con trai mà đặt tên không đúng là không nuôi được đâu. Vì, chính tên đệm của cậu
đã có chữ Minh, xấu lắm. Chữ Minh có nghĩa là tuyệt mệnh, minh mệnh, không có
con trai nối nghiệp. Nhâm Tuất là con chó, mà chữ Hải là biển lạnh, cậu xem con
chó nó ở trên cạn chứ ở dưới nước nó lạnh, không sống được đâu. Cẩn thận không
thì yểu thọ, mau đổi lại tên đi".
Quay sang cô vợ "rởm", thầy phán tiếp:
"Ngọc Loan có nghĩa là cuối đời không chồng, không con. Chữ Ngọc đặt cho
con gái là chữ khổ lắm con ạ, còn chữ Loan có nghĩa là luyền, luyến, lụy, khổ…".
Tý nữa thì tôi ôm bụng lăn đùng ra giữa sàn nhà mà cười.
Bản thân tôi chưa bao giờ nghe ai nói chữ Minh có nghĩa là tuyệt mệnh. Định
tranh cãi với thầy nhưng nhớ lại mục đích chính của mình, tôi im lặng nghe tiếp.
Thầy còn làm một tràng dài bình luận về cặp "vợ chồng rởm", nhưng tựu
trung vẫn là những xui xẻo xảy đến với 2 cái tên do cha mẹ đặt cho.
Điều dễ nhận thấy mà chúng tôi đã được chứng kiến, bất
cứ “tín đồ” nào tìm đến cũng đều bị thầy Luật phán cho cái tên của họ là xấu,
đen đủi. Nếu là con trai thì không làm ăn thất bát cũng sống không thọ, hoặc
không vợ không con, không người nối nghiệp. Con gái thì đau khổ về đường tình cảm,
không chồng hoặc nếu có thì chồng chết sớm, về già không nơi nương tựa. Mỗi tên
thầy nói một kiểu khác nhau, lý lẽ đầy đủ như được lập trình sẵn từ trước.
Cũng giống anh thanh niên mang tên Quốc Hưng, để giải
quyết những xui xẻo của cái tên mà bị thầy phán là "chết sớm", tôi phải
đến để đích thân thầy làm lễ cúng cho người cõi âm, trong vòng 1 tuần rồi mới
tính đến công đoạn tìm tên mới, sẽ được sung sướng về sau. Thấy tôi có vẻ xuôi
tai và ra chiều suy nghĩ, thầy "bồi" thêm: "Cậu nghĩ kĩ đi, không
phải có bệnh là vái tứ phương, mà quan trọng là phải tìm đúng bệnh, con người
có tên nhưng phải hợp với cái mệnh của mình, không thể làm bừa".
Hỏi đến chi phí, thầy bảo chả đáng bao nhiêu, cái
chính là cái "tâm" của mình, nhưng tìm hiểu mới biết, mỗi lần cúng
bái tiền "lễ" cho thầy thấp nhất cũng phải vài trăm ngàn, còn tiền
làm lễ, thấp nhất cũng vài triệu.
Tôi chào thầy về sau khi mất 100.000 đồng cho 15 phút
để nghe thầy phán toàn những điều xui xẻo. Tôi nhẩm tính, với lượng khách hàng
ngày như thế thì cũng chả mấy chốc mà thầy lên nhà lầu xe hơi. Mà ai cũng phải thay
tên để đổi vận như thế, cơ quan Tư pháp làm sao cho xuể?
Nguồn tin: Đời sống và Pháp luật
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự