“Cải tà đội
lốt”… từ thiện
Mấy năm trở lại đây, trên khắp nẻo đường từ thành thị,
tới nông thôn người ta dễ bắt gặp hình ảnh nhiều người từ trẻ tới già chuyên đi
bán tăm, quyên góp từ thiện.
Xưa rồi những câu chuyện về các ni cô, tay ải nâu
sòng, đầu cạo trọc lang thang khắp chang cùng, ngõ hẻm hành nghề bán nhang, bởi
mấy năm nay, nghề này dần dần bị vạch trần bởi có quá nhiều đối tượng thấy lợi
nhuận kếch xù nên cũng “cạo đầu làm sư”. Hơn nữa, người dân cũng cảnh giác với trò
lừa bịp bán nhang nên cũng không dễ bị mắc lừa.
Và rồi “nghề cũ sa cơ, nghề mới lại xuất hiện”, tại
nhiều địa bàn tại TP HCM lcó hêm nghề bán tăm dạo dưới danh nghĩa “giúp đỡ trẻ
em khuyết tật”. Thoạt nghe, nhiều người lầm tưởng đó là việc làm cao cả của một
số người ngày ngày đi bán từng gói tăm để giúp các em gặp hoàn cảnh khó khăn…nhưng
khi xâm nhập được vào “hang ổ” của “tổ từ thiện” mới phát hiện khá nhiều bất ngờ.
Bán tăm- nghề "hái ra tiền" của
một số kẻ lợi dụng để lừa đảo.
Sau những công đoạn, hoá trang thành kẻ “bụi đời”, tập
cách ăn nói lấc láo, giọng bặm trợn, tôi đã phải mất gần cả tuần nhờ hết các mối
quan hệ của đám “chíp hôi”, có chút “số má” về nghề trộm cắp, cướp giật, chém
nhau… lân la làm quen.
Nhìn mặt khắc khổ, dáng gầy xọp, râu ria lởm chởm, quần
áo lem luốc, giọng miền Trung đặc sệt của tôi, H. “chó” - biệt danh đám bạn hay
gọi, hất hàm: “Mày có tiền án gì chưa, có biết oánh nhau không?”. Tôi rút vội trong
túi đồ gồm mấy bộ quần áo bốc mùi hôi hám, một ổ bánh mì mốc meo,một vài tấm ảnh
mang theo về quá trình học võ để chứng minh bản thân cũng là tay “hảo hán”.
H. “chó” miệng nói, mắt liếc nhìn: “Mày từ Nghệ An vào
lâu chưa? Trước đã làm gì rồi”?. Tôi giọng lẩm bẩm: “Em vào hơn tuần, vì hồ sơ
có “vết bẩn” nên đi xin việc đâu cũng từ chối, em không làm phụ hồ được vì bệnh
đau lưng, đang lang thang quanh đây, nghe nói các anh chuyên bán tăm dạo, làm từ
thiện, em muốn gia nhập để kiếm bữa lót dạ qua ngày”.
Bước qua thủ tục làm quen, H. “chó” thấy dáng vẻ tội tội
của tôi nên nói chiếu lệ: “Mai mày quay lại, tao về hỏi “anh Hai” xem thế nào,
mày cứ chuẩn bị ít tiền, nếu “anh Hai” ok thì tao bảo, gia nhập nhóm thì phải có
cái gì lễ chào hỏi chứ, đừng nghĩ muốn là được".
Gia nhập
Đúng hẹn, tôi đến điểm hẹn với H. “chó” để ngóng tin.
Gần cuối buổi chiều, H. “chó” cũng xuất hiện, vẫy tay: “Theo tao mày, đi nhậu,
mày chủ xị đó nha”, tôi gật đầu đồng ý.
Quán nhậu nằm ở một con hẽm cuối ngõ của phường Linh
Chiểu, Q. Thủ Đức (TP HCM). Chọn một góc khuất, tôi cùng H. “chó” và đám đàn em
vào quán, bắt đầu cuộc “chén chú chén anh”. Rượu vào lời ra, đám “chíp hôi” đi
cùng thỉnh thoảng lại phải liếc qua H. “chó” xem ý kiến rồi mới dám tiếp tục câu
chuyện về quá trình hành nghề. Tôi đoán rằng, H. “chó” cũng phải thuộc dạng có
vai vế trong đám nên lời nói có trọng lượng hơn, một lời nói ra cả lũ cứ răm rắp
“dạ, vâng”.
Chỉ vài gói tăm, nhiều đối tượng "đội
lốt" từ thiện thường áp dụng để lừa đảo.
Theo lời H. “chó”, “đại ca” của hắn từng phiêu bạt,
nay đây mai đó, từng "xộ "khám nhiều lần nên học được nhiều mưu mô,
chiêu thức làm ăn. Trong một lần ở tù, “đại ca” ở chung buồng giam với một kẻ
“cạo đầu làm sư”, “sư giả” này đã truyền đạt lại cho một số bí quyết về hành
nghề đi quyên góp từ thiện.
Ra tù, “đại ca” quay về ở ẩn tại một số quận của TP
HCM, lôi kéo một số anh em thân tín, tìm những kẻ cũng vô công rồi nghề lập nên
băng nhóm “bán tăm dạo từ thiện”. H. “chó” hé lộ: Dưới trướng “đại ca” ít nhất cũng
có gần vài chục người, được tổ chức khá quy mô. Ngay như H. “chó” dù lúc nào
cũng xưng danh “đại ca, đại ca” nhưng không một lần gặp mặt, mà nếu có gặp thì
cũng không nhận ra, bởi mọi hoạt động của băng nhóm đều có đàn em dưới trướng nữa
của “đại ca” đứng ra chỉ đạo, muốn tiếp cận không hề đơn giản.
Hằng ngày, H. “chó” chỉ làm nhiệm vụ giám sát lớp đàn
em hành nghề. Xung quanh cậu ta còn có một số “vệ sinh” chuyên theo dõi, cảnh
giới sự truy quét của công an, đồng thời sẵn sàng ra tay nếu “con mồi” sa bẫy
và phản kháng.
Luôn có các "vệ tinh" ngồi đợi
giám sát C.A
Để hành nghề dễ dàng, tránh bị phát hiện, nhóm đối tượng
thường tách ra hoạt động từng địa điểm rõ ràng, các vị trí này luôn được hoán đổi
vị trí nhóm thường xuyên.
Số tiền bán tăm dạo mỗi ngày đều được các đàn em báo
cáo với H. “chó” và nộp lại đầy đủ, chỉ cần thiếu một xu thì cũng bị chiếu theo
“luật giang hồ” xử nghiêm minh. Chính vì thế, nhiều đàn em nếu có ý định biển
thủ lập tức sẽ nhừ đòn.
Một “điều luật” cũng khá khắt khe là cả nhóm (từ 2-3
người trở lên), mỗi ngày phải thực hiện “quyên góp” được từ 3-4 vụ trở lên, nếu
không đêm về nhịn đói, thậm chí trong căn phòng trọ cả nhóm phải nằm dưới nền đất.
H. “chó” truyền đạt: “Mày mới vào nghề, phải biết là
muốn bán được tăm từ thiện, mày càng khắc khổ bao nhiêu, càng ăn nói nhẹ nhàng,
biết chèo kéo “thượng đế” thì may mới có cái ăn. Mình phải dụ “con mồi” cầm
tăm, ký vào quỹ đóng góp từ thiện thì lúc đó mới nói đến tiền. Hiểu không?”-
Tôi gật đầu tiếp thu.
Cuộc nhậu gần tàn canh, tôi lâng lâng, men say ngấm dần,
mắt lờ đờ buồn ngủ, H. “chó” lên giọng: “Tửu lượng mày kém quá, đã gia nhập là
phải biết nhậu, thôi về ngủ đi với mấy thằng này, mai nhớ dậy “đi làm” đó nha”.
Kỳ 2: Hành nghề ''chặt chém'' và chiêu thức đè cổ ''từ
thiện''
Nguồn tin: BĐVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự