Ở quận 6, TP.HCM, có một quán cháo tên "Về đây em" là điểm đến của nhiều người khốn khó. Đó là quán cháo mở từ năm 2003 của cặp vợ chồng già Lê Công Minh và bà Nguyễn Thị Kim Phượng. Ban đầu, họ bán với giá 500 đồng/tô cháo trắng, đến năm 2012 mới tăng giá lên 1.000 đồng. Từ đó đến nay đã cả chục năm, dù cho vật giá leo thang, bán hàng cũng không lời lãi nhiều, họ vẫn quyết tâm giữ nguyên giá dó.
Ông Minh tâm sự, cái tên quán "Về đây em" là do ông đặt đại, thấy nghe nhẹ nhàng, êm tai nên lấy. Vợ ông cũng không có ý kiến gì, cái tên quán vẫn tồn tại gần 20 năm nay.
Bên cạnh cháo trắng là một số món ăn kèm như củ cải, dưa mắm, trứng vịt muối, kho quẹt, tôm rim và các loại khô sẽ có các mức giá khác nhau, chỉ từ vài nghìn đồng. Cứ đều đặn 3 giờ rưỡi sáng, hai ông bà lại dậy đi chợ, mua rau răm, rửa trứng vịt và ngâm gạo để nấu cháo. Ông Minh chia sẻ rằng dù giá gạo tăng nhưng ông vẫn quyết định không tăng giá. Giữ giá rẻ như cho thế này, các cháu học sinh hay các cụ già, người nghèo khốn khó đều có thể đến ăn.
Bát cháo trắng trong mái ấm nhỏ tại quận 6, TP. HCM ấy không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn tượng trưng cho hương vị của hạnh phúc, sự sẻ chia ấm áp của tình người. Quán mở bán từ 15 giờ cho đến 20 giờ hằng ngày, rất nhiều người dân lao động và sinh viên ghé đến đây thưởng thức. Cứ thế, mỗi ngày ông Minh và bà Phượng phải nấu tầm 5 kg gạo mới đủ để bán.
Bà Phượng tâm sự: "Bán quán cháo ra để bán cho mấy người lao động, bán vé số để họ ăn cho rẻ tiền chút. Mấy người kia đâu dám ăn chỗ khác đâu, chỗ khác nhiều tiền lắm. Tôi bán thì lời ít, mà cho cháo mấy người cho vui. Mấy người lại đây ăn thường là người nghèo, mấy người nghèo lại đây tôi cho cháo không à, đâu có lấy tiền đâu, như mấy người bán vé số vậy đó”.
Những năm qua, quán cháo được thêm nhiều người biết đến, sau khi xuất hiện trên MXH và được lan tỏa. Ông Minh kể: "Lượng khách giờ ngày càng nhiều. Từ năm 2009 có người đến quay rồi nổi tiếng, đủ người ở các nơi đến đây ăn nhiều lắm. Nổi tiếng trên mạng xã hội chú mừng lắm. Chú cũng thường nói với cô, đây như tâm nguyện của mình, tất cả người lao động đến đây ăn vừa miệng, vừa túi tiền là rất mừng. Giống như mình làm việc thiện khi mình chưa thể giúp mọi người từ đồng tiền của mình".
Theo báo Thanh Niên, Phật giáo.org
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự