Đến phố cổ Hội An, nhiều du khách ngỡ ngàng trước tài điêu khắc của anh Huỳnh Phương Đỏ (trú phường Minh An, TP.Hội An, Quảng Nam) khi biến những gốc tre khô, tưởng chừng vô tác dụng thành những sản phẩm "có hồn".
Ông Đỏ chia sẻ, năm 1999, chứng kiến Hội An chịu cơn lũ lịch sử. Cùng với dòng nước lớn là những rặng tre trôi dạt vào nhà. Sau khi thấy những gốc tre lô nhô bám vào cột nhà ông Đỏ liên tưởng đến ba ông thần tài: Phúc-Lộc-Thọ. Từ thời điểm ấy, ông Đỏ dốc công dốc sức đi “săn” gốc tre.
Những vùng quê có tre sinh tồn ở địa phương hay các vùng lân cận, nơi nào ông Đỏ cũng tìm đến và thuê xe chở về nhà chất thành đống cao. Từ đó, biệt danh thân thương Đỏ “gốc tre” được nhiều dân ở đây đặt cho ông.
Khi mới bắt đầu, những gốc tre có hình ông Phúc-Lộc-Thọ hay phật tổ, chỉ khoảng vài chục nghìn. Nhưng từ khi các sản phẩm được phân phối ở các quầy lưu niệm trong phố cổ giá đã nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, những năm trở lại đây, ngành du lịch ở Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng được nhiều người đến tham quan, con số này đã nhảy vọt lên hàng trăm, thậm chí hàng triệu đồng một sản phẩm.
Theo ông Đỏ, để hoàn thành một tượng tre điêu khắc thủ công là một quá trình không hề đơn giản. Những gốc tre sau khi được đào lên, phải tách tạo dáng, ngâm trong bùn 9 tháng, tiếp tục vớt lên làm sạch và phơi nắng trong khoảng 10 ngày để gốc tre cứng hơn và không bị mối mọt.
Ông Đỏ cho hay, hình ảnh cây tre đại diện cho văn hóa lịch sử và con người Việt Nam, nên khi tôi tạc tượng gốc tre cũng mong muốn thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt qua hình ảnh những nhân vật tâm linh như: Phúc - Lộc - Thọ, Quan Âm Bồ Tát…
Hiện tại, có ít nhất 7 tỉnh, thành từ Bắc đến Nam, có đại lí phân phối quà lưu niệm bằng gốc tre do ông Đỏ chế tạo.
Theo Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự