Giảng viên Đại học làm 10.000 bánh trung thu trao tặng những mảnh đời khó khăn

Chủ nhật - 11/09/2022 16:14
Xuất phát từ tấm lòng thiện tâm, một thầy giáo trẻ ở TP.HCM đã lên ý tưởng, làm 10.000 chiếc bánh Trung thu dành tặng cho các mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Mai Quyết Thắng (36 tuổi, giảng viên trường Đại học Hoa Sen) - Người đã thành lập bếp bánh trung thu, làm bánh tặng bệnh nhân suy thận.
Anh Mai Quyết Thắng (36 tuổi, giảng viên trường Đại học Hoa Sen) - Người đã thành lập bếp bánh trung thu, làm bánh tặng bệnh nhân suy thận.

Đã từ rất lâu, bánh Trung thu trở thành loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8. Nhất là đối với trẻ em, bánh Trung thu dường như trở thành một phần tất yếu trong dịp này. Thế nhưng, ở đâu đó quanh chúng ta, vẫn còn những trẻ nhỏ khó khăn chưa từng được biết đến hương vị của bánh Trung thu.

Chính vì thế, xuất phát từ tấm lòng thiện tâm, mỗi năm nhân dịp tết Trung thu, anh Mai Quyết Thắng (giảng viên trường Đại học Hoa Sen, TP.HCM) lại mở bếp làm bánh trung thu (ở phường Tân Định, quận 1, TP.HCM) gửi tặng các bệnh nhân, người vô gia cư, trẻ em vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn,...

Năm nay, đặc biệt hơn bếp bánh của anh Thắng thực hiện chương trình “10.000 bánh trung thu suy thận” với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh suy thận cũng như hỗ trợ về mặt tài chính và tinh thần với những người mắc căn bệnh này để giúp cho họ vượt qua gánh nặng về bệnh tật. Chương trình đã thu hút rất nhiều tình nguyện viên ở đa dạng các ngành nghề và lứa tuổi tham gia.

Đồng hành cùng những mảnh đời sẻ chia

Tiếp sức cùng lớp học tình thương của các bác sĩ, kỹ thuật viên khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh) - một lớp học không theo giờ giấc, số học sinh không ổn định, không đồng trang lứa, bởi các học sinh nơi đây đều mang trong mình căn bệnh quái ác: suy thận mãn, ngày ngày phải chạy thận để duy trì sự sống nhỏ nhoi. Từ năm 2010, chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, trò chuyện với những bệnh nhân, anh Thắng luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, sự kiên cường của họ trong hành trình giành giật sự sống.

Mặc dù đến nay lớp học không còn hoạt động nữa, nhưng lắng nghe những tiếng cười đùa của các em vẫn thật hồn nhiên, những ánh mắt trẻ thơ sáng lên khi cùng nhau bên chiếc máy tính chơi games, anh Thắng vẫn cố gắng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cùng các bệnh nhi mắc căn bệnh quái ác này.

1

Tuy lớp học đặc biệt này hiện không còn hoạt động, nhưng anh Thắng vẫn duy trì đồng hành tiếp sức cùng các bệnh nhi bị suy thận

Năm 2015, chọn chăm lo tết Trung thu cho các bệnh nhi, bệnh nhân suy thận với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh này; Đồng thời muốn tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu đảm bảo chất lượng, không chất bảo quản và hương liệu, anh Thắng đã quyết định đưa bếp bánh vào hoạt động với lượng thành viên tham gia rất ít.

"Suy thận là căn bệnh rất nguy hiểm, bởi đây là căn bệnh mãn tính, sống cùng họ đến suốt đời bằng việc chạy thận. Đa số bệnh nhân suy thận đều có hoàn cảnh khó khăn, không đủ sức khỏe để lao động. Tôi từng chứng kiến những bệnh nhân suy thận phải đi bán vé số, bán hàng rong, xe ôm,... dùng đồng tiền tự làm ra để chạy thận, duy trì sức khỏe. Do vậy, tôi mong nếu họ được hỗ trợ tận tình, chạy thận đúng định kỳ thì họ có thể tự lao động và có một cuộc sống tốt hơn". anh Thắng chia sẻ.

1

1

Anh Thắng mong muốn mọi người được tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh suy thận.

Một ngày làm xong 800 - 1000 bánh và công thức bánh "đặc biệt"

Với chủ đề chương trình “10.000 bánh trung thu suy thận”, để có được chi phí cho hoạt động lần này, anh Thắng đã đăng các bài kêu gọi trên trang Facebook cá nhân của mình, đồng thời vận động bạn bè, những người quen biết hoặc bất kỳ mạnh thường quân nào có tấm lòng hảo tâm.

Thực sự, làm từ thiện không phải là chuyện dễ dàng vì cần có thời gian, công sức và chi phí. Do chi phí đã vận động được, nên anh Thắng và các tình nguyện viên của mình tranh thủ thời gian rảnh rỗi nhất có thể, thậm chí sắp xếp lịch giảng dạy trên trường của mình để làm bánh.

1
Các bạn TNV tham gia chương trình “10.000 bánh trung thu suy thận”

"Trung thu năm nay, bếp bánh hướng đến các bệnh nhi, bệnh nhân suy thận, trẻ em ở vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Bánh sẽ được làm theo công thức đặc biệt, phù hợp với bệnh nhân suy thận.

Mục tiêu chính của tôi không chỉ là làm được 10.000 chiếc bánh trung thu mà cao cả hơn là giúp mọi người có thêm trải nghiệm làm bánh, trẻ con có nơi vui chơi, học hỏi, các bậc phụ huynh dắt con tới tìm hiểu từ đó mọi người sẽ có thêm hoạt động ý nghĩa hơn trong mùa thu này".

Theo anh Thắng những chiếc bánh này không có chất tạo mùi, không nhiều hương vị, không quá ngọt và nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Bánh không có chất bảo quản nên phải sử dụng trong vòng 5 ngày. Nhân bánh gồm các nguyên liệu như đậu xanh, dừa, sầu riêng,... được sên bởi một chủ cửa hàng bánh nổi tiếng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tình nguyện viên sẽ thực hiện công đoạn vo nhân, làm vỏ bánh theo sự hướng dẫn của các tình nguyện viên nòng cốt. Những bánh trung thu qua công đoạn nhào nặn sẽ được in thành nhiều hình dạng ngộ nghĩnh như: hình cá chép, hoa sen, đầu lân,...

1

1

1

1
Những chiếc bánh xinh xắn xuất phát từ những tấm lòng thiện tâm đã được hoàn thành.

Bạn Quách Tường Vi (SN 2001) hiện đang là sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông Khóa K19 đồng thời là Trưởng ban tổ chức chương trình “10.000 bánh trung thu suy thận” cho biết: "Mình bén duyên với chương trình là do tình cờ thấy được bài đăng tuyển BTC của thầy Thắng trên MXH nên đã chủ động nhắn tin xin phép thầy được đăng cai tổ chức năm nay và nếu được sẽ nhiều nhiều năm sau và sau nữa.

Các bạn tình nguyện viên đông nên bánh thì làm ra rất nhiều nhưng lại thiếu người nướng và lò nướng vì mỗi lần chỉ được 3 lò nhỏ mà điện còn quá tải, lâu lâu còn bị chập điện phải tắt bớt máy lạnh, quạt xong bếp bánh như một phòng xông hơi, ai nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhìn cũng thương lắm nhưng mà vì mục đích chung là mang một phần quà nho nhỏ đến những mảnh đời khó khăn nên chúng mình cùng nhau cố gắng. Và nhờ những khó khăn như vậy mà chúng mình cũng có rất nhiều kỷ niệm khi nhắc về “10.000 bánh Trung thu suy thận”.

Được biết, chương trình này diễn ra từ giữa tháng 8/2022 và sẽ kết thúc vào giữa tháng 9/2022. Ngoài làm bánh trung thu, chương trình còn có các hoạt động xây sửa trường mầm non, may 500 chiếc váy cho các bé bán vé số, bán bánh trung thu (bánh mặn) gây quỹ.

1

1

Các bệnh nhân suy thận đang điều trị nhận bánh trung thu từ bếp bánh của anh Thắng.

Tình yêu thương đã đến được với những bệnh nhân suy thận

Trước khi làm bánh để tặng, anh Thắng đã liên hệ với các tình nguyện viên, các nhóm từ thiện ở địa phương, tìm hiểu và lên số lượng các bệnh nhân ở khoa Suy thận của các bệnh viện lớn trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, các nhóm từ thiện cũng đăng ký nhận bánh để đưa về phát tặng ở vùng sâu vùng xa.

Mỗi năm, sự tử tế của bếp bánh được lan tỏa ngày càng rộng rãi và đã nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm từ phía cộng đồng và các mạnh thường quân. Từ đó, nhân rộng thêm được đối tượng tham gia bếp bánh, từ các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng, thậm chí nhiều phụ huynh còn dẫn theo con nhỏ đến làm bánh.

1

1

1

Khuôn mặt hạnh phúc của trẻ em vùng sâu vùng xa khi được tặng bánh trung thu.

Ngoài tặng bánh, nếu quỹ thiện nguyện của mình còn tiền, anh Thắng sẽ trích thêm một khoản để gửi tặng cho các bệnh nhi đóng viện phí.

Chia sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong các chương trình từng thực hiện, anh Thắng không khỏi xúc động khi nhớ lại trong đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát năm ngoái, anh vẫn duy trì làm bánh trung thu và tổ chức hoạt động phát quà đi khắp mọi nơi trên địa bàn TP.HCM. Nhận được thông tin từ phía mạnh thường quân ở khu vực Rạch Bùng Binh nơi có rất nhiều người nhiễm Covid-19 mong anh phát quà đến người dân nơi đây, anh Thắng không khỏi lo lắng nhưng vẫn quyết định gửi chuyến hàng "đặc biệt" đó đi.

"Lúc đó việc mang quà không phải là dễ dàng vì việc đi lại khá vất vả do dịch bệnh, chuyến hàng của tôi gửi qua rất đặc biệt vì đây là chuyến hàng duy nhất có sữa. Trong các gói quà, tôi để thêm một hộp sữa đặc, nghe được thông tin của đội nhóm trong đó nhờ những lon sữa tôi gửi tặng mà đã cứu giúp những người già bị nhiễm Covid-19 ăn không được và người dân trong đó phải bón cho họ từng muỗng sữa. Chính vì vậy trong khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật mà các cụ già đã khỏe lại, vực dậy và tiếp tục sống tiếp".

1

Những chuyến hàng "đặc biệt" được anh Thắng tự mình giao đến nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn TP.HCM trong mùa dịch covid-19.

1

Thấm nhuần từ bi trong đạo Phật, nam giảng viên làm thiện nguyện bằng tri thức, kinh nghiệm… để kết quả được trọn vẹn. Anh tự nhủ sự thành công, hạnh phúc, an vui trong cuộc sống không chỉ tới từ những món quà mình nhận được mà tới từ những số lượng quà mình trao đi.

"So với những hộp bánh có mệnh giá hàng triệu đồng thì 10.000 chiếc bánh trung thu tôi đặt cả tình cảm, cái tâm vào trong đó, tuy giá chỉ vỏn vẹn 10.000 đồng nhưng chiếc bánh đó ý nghĩa hơn rất nhiều và đó là sự vô giá".

Theo Toquoc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây