Lạ lùng ngôi làng ở Hà Nội, người dân dùng... hơi thở để mưu sinh

Thứ ba - 07/06/2022 09:52
Nghề thổi thủy tinh là kế sinh nhai của nhiều người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội). Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Lạ lùng ngôi làng ở Hà Nội, người dân dùng... hơi thở để mưu sinh
Nghề thổi thủy tinh là kế sinh nhai của nhiều người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội). Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của địa phương.
1
Từ những năm 60, người dân xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến các vật phẩm cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Cho đến nay, bà con nơi đây vẫn bảo tồn, duy trì được tinh hoa của làng nghề.
1
Nhiều người dân ở xã Thống Nhất nỗ lực giữ gìn và phát triển nghề thổi thủy tinh truyền thống của địa phương.
1
Ông Lương Văn Trãi- người đã có hơn 25 năm với nghề thủy tinh, miệt mài trong xưởng để làm mẻ dụng cụ y tế bằng thủy tinh.
1
Những năm gần đây, gia đình tôi không chỉ làm bóng đèn, ống nghiệm với cách tạo hình đơn giản, mà còn làm thủy tinh trang trí có độ phức tạp, cầu kỳ như chuông gió, cây thông, 12 con giáp... Muốn theo nghề thổi thủy tinh, trước tiên, bản thân người thợ phải yêu nghề”, ông Trãi chia sẻ.
1
Quy trình để tạo ra một sản phẩm thủy tinh, cần trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu.
1
Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công phổ biến nhất đã được áp dụng qua nhiều đời vẫn là phương pháp thổi.
1
Khi nung nóng thủy tinh trên lửa tới độ “chín”, người thợ "quện" thủy tinh nóng chảy vào đầu một cái ống dài rồi kê miệng vào đầu kia của ống và thổi. Khi đó, thủy tinh ở đầu kia phình ra.
1
Quá trình tạo hình sản phẩm được người thợ áp dụng trong lúc thổi, tuỳ theo độ dày mỏng khác nhau của mỗi sản phẩm. Trong tất cả các bước, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ luôn phải điều tiết hơi thở thật khéo léo cho phù hợp với từng loại sản phẩm.
1
Mỗi xưởng sản xuất thủy tinh đều có những bí quyết riêng từ công đoạn lựa chọn chất liệu thủy tinh cho tới nung nóng và tạo hình, để làm ra những sản phẩm có độ bền cao, độ trắng trong, đồng đều và an toàn.
1

1
Những sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra kỹ càng sau đó xếp vào thùng, đóng gói và vận chuyển tới các đơn vị đặt hàng.
1
Nhiều hộ làm nghề thổi thủy tinh truyền thống ở xã Thống Nhất hiện không chỉ sản xuất những đồ dùng thủy tinh truyền thống mà còn tìm tòi nghiên cứu để làm ra các vật dụng, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
1
Một số sản phẩm của làng nghề thổi thủy tinh.

Để làm ra những sản phẩm thủy tinh như ống đựng thuốc, vỏ bóng đèn hay những vật dụng bằng thủy tinh khác, phải trải qua rất nhiều công đoạn như: Thổi, kéo, ép, cuốn…

Trong các bước tạo hình thủy tinh, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ phải điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, phù hợp với từng loại sản phẩm. Thậm chí, những người thợ lành nghề còn phải có thủ thuật giữ hơi thở để thổi vừa vặn với tạo hình mong muốn.

Ngoài sự khéo léo để điều tiết hơi thở, người làm nghề cần có một sức khỏe tốt để chịu được sức nóng của ngọn lửa luôn đỏ rực trong suốt quá trình làm việc.

Theo Tiền Phong Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây