Thượng toạ Thích Minh Quang, trợ lý của thượng toạ Thích Thanh Nhiễu, trụ trì chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thông tin trên báo Thanh niên, sau khi tiếp nhận khối thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" mua từ Mỹ, chùa sẽ mời các nhà điêu khắc nổi tiếng tạc tượng Phật.
Tượng Phật thiên thạch sẽ được bày tại tháp Ngọc trên núi thuộc quần thể chùa Tam Chúc.
"Ngôi chùa này đang được doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư để xây dựng thành một ngôi chùa quy mô đứng trong nhóm các chùa lớn nhất toàn quốc.
Một trong những điểm nhấn của chùa Tam Chúc chính là tượng Phật bằng thiên thạch. Lần đầu tiên tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới sẽ xuất hiện tượng Phật làm bằng thiên thạch mặt trăng", nguồn trên dẫn lời Thượng tọa Thích Minh Quang.
Theo tin từ Zing.vn, khối thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" được doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường mua từ Mỹ, tặng lại cho nhà chùa.
Nguồn trên dẫn tin từ Fox News cho hay, khối thiên thạch Fox News mang tên “Mảnh ghép Mặt Trăng” nặng 5kg, được bán với giá 612.500 USD (14,3 tỷ đồng) trong phiên giao dịch ngày 19/10 tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston, Mỹ.
Đơn vị sở hữu mảnh thiên thạch cũng xác nhận đã bán cho một đại diện làm việc cho quần thể chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam, Việt Nam).
Đại diện doanh nghiệp sở hữu thiên thạch cho biết trên Dân trí, chùa Tam Chúc là nơi sẽ diễn ra Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc 2019. Tại Đại lễ, nhiều phật tử, sinh viên học sinh trong nước và nước ngoài tới tham dự.
Việc đưa thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" về trưng bày tại chùa có mục đích giảng dạy cho các cháu học sinh, sinh viên đến chùa tu, tập yêu khoa học, yêu thiên nhiên, yêu thiên văn học, để cầu mong thế giới hoà bình.
Theo nguồn trên, thiên thạch mặt trăng được tìm thấy vào năm 2017. Các chuyên gia nhận định, thiên thạch này bị bật ra khỏi bề mặt mặt trăng từ một quá khứ xa xôi và có thể nó bị một khối thiên thạch khác va vào nên bật ra khỏi bề mặt mặt trăng, tới trái đất.
Nguồn tin: Báo thời đại
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự