Ở vùng đất An Khê (nay là làng Hiệp Lực, Quỳnh Phụ, Thái Bình) có một ngôi Đình cổ được làm từ thời Hai Bà Trưng, đến nay đã gần 2.000 năm tuổi, ngôi Đình thờ hai mẹ con tướng quân Lê Đô. Dù lịch sử không mấy ghi chép, nhưng những ghi chép tại ngôi Đình này khá đầy đủ về vị nam tướng quân hiếm hoi thời kỳ Hai Bà Trưng.
Cha tướng quân Lê Đô là ông Lê Dương, quê ở đạo Sơn Nam (nay là khu Quan Nhân, Hà Nội). Ông làm quan ở huyện Phụ Phượng. Tuy nhiên do vợ mất sớm, ông cáo quân về quê hành nghề bốc thuốc giúp dân.
Một lần đi đến trang Đông Lực, ông gặp một người con gái xinh đẹp tên là Trần Thị Ả Nương thì đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Vào ngày 10 tháng 8 năm Tân Mão, hai vợ chồng đón con trai đầu lòng đặt tên là Lê Đô.
Được giáo dục tốt, Lê Đô từ tấm bé đã biết lễ nghĩa kính trên nhường dưới, lên 7 tuổi thì học binh thư và đánh kiếm.
Lúc này Giao Chỉ rên siết dưới sự bóc lột của nhà Hán, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Lê Đô liền chiêu binh mở trường luyện võ, dân chúng các nơi theo về rất đông. Vì thế mà nơi đây có địa danh Trường Võ, chính là khu đất cao rộng nơi tướng quân Lê Đô thao luyện binh sĩ. Binh sĩ của Lê Đô lên đến 1 vạn người.
Để tập hợp các cuộc khởi nghĩa lại thành một nhằm có được sức mạnh to lớn, cuối năm 39 SCN, Hai Bà Trưng hiệu triệu thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa. Thủ lĩnh khắp nơi nô nức quy tụ về với Hai Bà Trưng, trong đó có Lê Đô. Hai Bà Trưng phong cho ông là Bản Quốc Thống Chế Đại Tướng Quân, trở thành nam tướng quân hiếm hoi trước hàng chục nữ tướng.
Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng hiện tượng đội quân Hai Bà Trưng toàn nữ tướng là một trong những dữ kiện để minh chứng cho chế độ mẫu hệ của người Việt vào thời điểm bấy giờ. Nếu điều này là đúng thì trường hợp của tướng quân Lê Đô lại càng đặc biệt.
Bên trong đền thờ tướng quân Lê Đô tại đình Hiệp Lực. (Ảnh qua triphunter.vn)
Năm 40 SCN, Hai Bà Trưng tổ chức đại hội quân sĩ ở Hát Môn, rồi chia quân tiến đánh các nơi. Lê Đô cho quân phối hợp cùng các nữ tướng khác tấn công quân Hán.
65 thành của tất cả các Châu Quận như Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, v.v… đều trở về với người Việt. Biên giới phía Bắc bấy giờ tận đến dãy núi Ngũ Lĩnh, tức một phần lớn thuộc Trung Quốc ngày nay. Bà Trưng Trắc lên ngôi Vua và đặt tên nước là Lĩnh Nam (tức phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh).
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). (Ảnh: Wikipedia)
Đất nước thái bình, Hai Bà Trưng cử Lê Đô trấn giữ vùng đất Cửu Chân (Nghệ An ngày nay). Sau một năm, Lê Đô được gọi về Triều làm quan. Tuy nhiên do mẹ già đau yếu ông xin được từ quan về quê chăm sóc cho mẹ.
Ở quê nhà Lê Đô khuyên người dân chăm lo cày cấy, trồng dầu nuôi tằm, ai cũng mến ông.
Năm 42 SCN, vua Hán sai Mã Viện đem quân tiến đánh Lĩnh Nam. Nhưng tại biên giới, các nữ tướng Thánh Thiên và Phật Nguyệt đã đánh cho quân Hán thảm bại. Mã Viện phải xin thêm viện binh, Vua Hán đồng ý cho thêm quân tinh nhuệ trợ giúp.
Sau khi có thêm viện binh tinh nhuệ, Mã Viện cho quân tiếp tục tấn công. Trước thế quân Hán mạnh, quân Lĩnh Nam phải tạm lui. Hai Bà Trưng cho gọi Lê Đô vào Triều để ông lên biên giới chống giặc.
Bên trong đền thờ tướng quân Lê Đô tại đình Hiệp Lực. (Ảnh qua triphunter.vn)
Quân của Lê Đô có những trận đánh làm quân Hán bị thiệt hại. Trước đội quân tinh nhuệ và thiện chiến của nhá Hán, Lê Đô vẫn cho quân cầm cự được, ngăn không cho quân Hán tiến xuống phía Nam. Trong khi cuộc chiến đang giằng co thì nhận được tin mẹ ốm nặng, Lê Đô xin Vua cho về quê thuốc thang chăm sóc cho mẹ.
Sau đó, cuộc chiến chống quân Hán rất ác liệt, quân Hai Bà phải rút về lập thế trận ở Cấm Khê. Đến mùa hè năm 42, Mã Viện cho quân tiến đánh Cấm Khê. Cuộc chiến rất dai dẳng và quyết liệt mãi đến mùa xuân năm 43.
Lúc này do bệnh nặng, mẹ của Lê Đô qua đời. Sau khi lo hậu sự xong, biết tin Vua đang bị vây khốn ở Cấm Khê, Lê Đô đem binh đến ứng cứu. Tuy nhiên khi ông đến nơi thì hay tin tin Lĩnh Nam phải rút khỏi Cấm Khê, Hai Bà Trưng cùng đường đã nhảy xuống sông Hát Giang. Vậy là Lê Đô liền trẫm mình xuống dưới sông để giữ trọn đạo vua tôi.
Người dân ở An Khê (làng Hiệp Lực ngày nay) đã lập đền thơ Lê Đô. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 8 âm lịch (ngày sinh tướng quân Lê Đô), người dân làng Hiệp Lực lại nô mức với lễ hội suốt 3 ngày liền ở ngôi đền tưởng nhớ hai mẹ con tướng quân Lê Đô.
Theo thần tích của ngôi đình đến thế kỷ thứ VI trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, Lý Bí đã đi qua nơi đây đã nghỉ tại Trường Võ và vào thắp hương trước cung điện khi ra trận và được sự giúp sức của Lê Đô, vì vậy trong đình còn lưu giữ bức đại tự (Linh dực Trưng Vương, âm phù Lý Đế).
Đền thờ tướng quân Lê Đô tại đình Hiệp Lực.(Ảnh qua triphunter.vn)
Thời trần thế kỷ 13 Trần Nhân Tông đánh giặc Ô Mã Nhi đi qua đây vào cầu đảo cũng rất linh ứng (sắc phong và ấn tín của Trần Đại Vương là bảo vật trong đình Hiệp Lực còn lưu giữ). Như thế có thể nói rằng đình Hiệp Lực có khá sớm.
Lê Đô lúc sinh thời giúp Bà Trưng dựng nước chống giặc ngoại xâm. Lúc mất giúp Lý Bí, Trần Nhân Tông đánh giặc nên đã được phong: “Đông Trang Hiển Thánh” trên bức đại tự trong đình. Cũng vì công trạng của Lê Đô tướng quân từ buổi đầu công nguyên nên 5 sắc phong của các triều đại còn lưu giữ.
Ngôi đền từ thời Hai Bà Trưng trải qua suốt hàng ngàn năm, qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê vẫn còn. Đến thời nhà Nguyễn, vua Thành Thái cho tu sửa với quy mô lớn, ngôi đền xưa kia đã trở thành đình làng với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Nguồn tin: Trithucvn.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự