Để làm việc này, bạn có thể cần đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu về những vấn đề được liệt kê dưới đây, như bệnh tuyến giáp hoặc thiếu máu thiếu sắt. Nhưng bạn cũng có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây ngay lập tức để xem liệu có sự khác biệt trong mức độ năng lượng của mình hay không.
1. Bệnh tuyến giáp (nhược giáp)
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của cảm giác mệt mỏi thường xuyên không được bác sĩ chẩn đoán là nhược giáp. Gần 30% dân số bị tình trạng này mà không biết! Nhược giáp xảy ra khi tuyến giáp, một tuyến nằm ở cổ, không sản xuất đủ hoóc-môn tuyến giáp.
Bạn có thể làm gì:
Làm một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra hoóc-môn kích thích tuyến giáp (TSH) và các xét nghiệm về T3 và T4. Nếu bạn bị nhược giáp, có một số cách đơn giản để điều trị một cách tự nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn
2. Mệt do tuyến thượng thận
Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi! Nếu không ngủ đủ giấc và thường xuyên bị stress, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị mệt mỏi do tuyến thượng thận (cortisol cao).
Tuyến thượng thận, nằm trên thận, sản xuất cortisol, một hoóc-môn liên quan đến cách cơ thể phản ứng với stress. Khi bị stress, lượng cortisol tăng lên khiến nhịp tim và huyết áp đều tăng. Thông thường, cơ thể có thể xử lý những thay đổi về nồng độ cortisol và có thể thích ứng để bình tĩnh lại.
Tuy nhiên, với những người bị stress hàng ngày và có cuộc sống đòi hỏi cao, hoặc có vấn đề sức khỏe khác như bệnh tự miễn, sẽ rất khó để cơ thể theo kịp với mức độ stress cao và kết quả là tuyến thượng thận sẽ phải gánh chịu.
Bạn có thể làm gì:
Điều tốt nhất bạn có thể làm là thực hiện một số thay đổi đơn giản trong cuộc để giúp giảm thiểu các tác động đối với cơ thể và xem mình cảm thấy thế nào. Nếu có thể, tốt nhất là làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ cortisol của bạn và xem liệu đó có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không.
Các bước để cải thiện sự mệt mỏi do tuyến thượng thận:
• Đi ngủ vào giờ nhất định mỗi tối (tốt nhất là trước 10 giờ, ngay cả vào cuối tuần).
• Bổ sung vitamin C.
• Chỉ tập thể dục cường độ thấp như đi dạo. Các bài tập như chạy hoặc đi xe đạp cường độ mạnh có thể gây thêm stress cho cơ thể, khiến cortisol càng tăng hơn nữa.
• Hạn chế stress nếu có thể, tránh những tình huống căng thẳng và tập thở sâu để thư giãn hoặc thiền.
3. Stress
Stress tàn phá cơ thể theo nhiều cách! Chúng ta đều bị stress ở một mức độ nào đó, nhưng một số người bị stress nhiều hơn những người khác. Cần hạn chế lượng stress trong cuộc sống và sử dụng một số kỹ thuật thư giãn để giúp giảm thiểu các tác động.
Khi bị stress, cơ thể chúng ta sẽ đơcj đặt trong chế độ “chạy trốn hay chống trả”, và điều này sẽ tác động ngược đến tuyến thượng thận vì stress có thể khiến cortisol tăng vọt, khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
Bạn có thể làm gì:
Giảm lượng stress trong cuộc sống nếu có thể, không đưa ra quá nhiều cam kết và hãy dành thời gian để thư giãn. Hầu hết chúng ta có quá nhiều việc phải làm và công việc không dừng lại kể cả khi bạn đã về nhà!
Ngoài ra, hãy thử một số kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, yoga, hoặc ra ngoài và đi dạo. Một nghiên cứu thấy rằng bằng cách đi bộ 10 phút, các hoóc-môn stress sẽ giảm đáng kể và endorphins, chất khiến bạn cảm thấy sảng khoái, sẽ tăng lên.
4. Mất ngủ - Ngủ không tốt
Mọi người cần lượng giấc ngủ khác nhau. Một số người dồi dào năng lượng đến mức không cần nghỉ ngơi, và chỉ cần ngủ 6 giờ một đêm! Nhưng một số khác thậm chí không đủ sức để qua một ngày khi không ngủ đủ 9-10 giờ.
Một vấn đề khác là cho dù bạn ngủ đủ thời gian, những chất lượng giấc ngủ lại không bảo đảm do giảm melatonin. Ví dụ, nếu để đèn sáng trong phòng ngủ hay xem TV trước khi đi ngủ có thể làm giảm đáng kể melatonin, hoóc-môn cần thiết để cơ thể thư giãn.
Bạn có thể làm gì:
Tìm hiểu xem mình thực sự cần ngủ bao lâu và một số bí quyết để tăng melatonin một cách tự nhiên.
5. Thiếu máu hoặc thiếu sắt
Thiếu sắt không phải là nguyên nhân phổ biến gây thiếu sức sống, nhưng việc kiểm tra chắc chắn sẽ hữu ích. Thiếu sắt hay gặp hơn ở những người không nhận được đủ sắt trong chế độ ăn, ví dụ như những người ăn chay trường, có vấn đề về tiêu hóa hoặc bệnh tuyến giáp. Triệu chứng điển hình nhất của thiếu sắt là mệt mỏi.
Bạn có thể làm gì:
Xét nghiệm máu để xem mình có bị thiếu sắt hay không trước khi dùng chế phẩm bổ sung.
6. Thiếu vận động/lưu thông máu/tập thể dục
Bạn có từng nghe nói rằng ngồi nhiều có thể giết chết bạn? Quá nhiều người trong chúng ta ngồi làm việc bàn giấy suốt ngày và sau đó về nhà sau một ngày mệt mỏi trong công việc để lại ngồi trước máy tính hay xem tivi, hầu như không hề vận động.
Khi bạn không tập thể dục đầy đủ (không nhất thiết phải là tập cường độ cao), máu không lưu thông và có thể gây ra mệt mỏi. Bất cứ khi nào ngồi máy tính quá lâu, hãy đứng dậy và vận động trong 5 phút, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy sinh lực.
Bạn có thể làm gì:
Hãy đứng dậy và đi lại ít nhất một lần mỗi giờ, ngay cả khi đang ở nơi làm việc. Đi bộ nhanh quanh phòng hoặc tập vài động tác thể dục để máu lưu thông.
7. Thiếu magiê
Gần đây, người ta nói rằng nguyên nhân chính của cảm giác lúc nào cũng thấy mệt mỏi là thiếu magiê. Điều này đúng với rất nhiều người! Gần 80% người Mỹ bị thiếu magiê, dẫn đến những triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, và lo lắng.
Bạn có thể làm gì:
Đây là tình trạng thiếu hụt có thể khắc phục một cách đơn giản! Có thể bổ sung magiê bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu magiê trong chế độ ăn hoặc bằng cách uống chế phẩm bổ sung
8. Mất nước
Chúng ta thường không uống đủ nước. Soda và các loại nược ngọt chứa nhiều đường thậm chí có thể dẫn đến mất nước nhiều hơn! Rất dễ quên uống đủ nước trong suốt cả ngày.
Một nghiên cứu năm 2012 trên tờ Journal of Nutrition thấy rằng những phụ nữ không uống đủ lượng nước trong ngày hay bị mệt mỏi.
Bạn có thể làm gì:
Lắng nghe cơ thể, khi khát nước, hãy uống nước hoặc uống đồ uống bổ sung điện giải lành mạnh. Một số lựa chọn tốt là nước dừa hoặc nước khoáng, là những đồ uống bổ sung nước và chất điện giải rất tốt.
9. Thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến mệt mỏi, chân bồn chồn, và các triệu chứng khác như hay quên. Thiếu B12 có thể là kết quả của dạ dày kém hấp thu vitamin. Ví dụ, nếu bạn không dung nạp gluten hoặc có bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào khác, như bệnh Crohn, các bệnh tự miễn, hoặc thậm chí là ký sinh trùng, chúng có thể ảnh hưởng đến hấp thu vitamin B12 của cơ thể. Các thuốc điều trị trào ngược axit và rượu cũng làm giảm hấp thu B12. Ngoài ra, nếu ăn chay, bạn có thể bị thiếu vitamin này vì B12 được tìm thấy trong các sản phẩm động vật.
Thiếu vitamin B12 phổ biến hơn so với hầu hết mọi người thường nghĩ, đặc biệt đối với người cao tuổi, với ước tính gần 40% bị thiếu vitamin B12.
Bạn có thể làm gì:
Xé nghiệm máu để xem mình có bị thiếu vitamin B12 hay không. Ngoài ra, hãy thận trọng với phạm vi được cho là bình thường vì nồng độ dưới 450pg/mL là đã đáng được quan tâm.
Cẩm Tú Theo Healthextremist
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự