Theo Đông y, xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng, nhưng cần pha chế với vài vị khác để giảm tác dụng quá mạnh. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng.
Ở Trung Quốc, người ta sử dụng xương rồng để hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, tán ứ tiêu thụng, chữa táo bón và ho.
Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút.
Chữa bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, đột quỵ hay bệnh tim. Ăn lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của các bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.
Nghiên cứu của Đại học Vienna trên 24 người bệnh không bị béo phì ăn lá xương rồng cho thấy lượng đường trong máu họ giảm 11%, chứng tỏ tác dụng chữa trị của xương rồng với người bênh tiểu đường.
Lá xương rồng chứa phenolic và flavonoid, hai hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Những chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do có khả năng gây bệnh tim mạch và ung thư.
Tạp chí “Thực phẩm thực vật với dinh dưỡng cho người” (Plant Food for Human Nutrition) tháng 6/2009 có ghi các hợp chất hóa học trong xương rồng sẽ làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư ruột kết, gan, vú và tuyến tiền liệt mà không tác động tiêu cực lên các tế bào khỏe mạnh khác.
Ăn xương rồng sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người. Xương rồng nopal sẽ làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của ruột.
Loại thực phẩm giàu chất xơ này còn làm giảm các chất gây ung thư và tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Nguồn tin: Khỏe và Đẹp
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự