Cây sấu nghìn năm tuổi ở Lạng Sơn

Thứ năm - 22/01/2009 18:47
Một nhánh “bạnh vè”cỡ hai người dang sải tay. Bản Nầng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn có cây sấu cổ thụ tuổi thọ trên dưới nghìn năm, gốc cây to hàng chục người ôm không xuể. Cây sấu này được dân bản đặt miếu thờ và hết lòng gìn giữ, bảo vệ. Bản Nầng - “quê hương” của cây sấu cổ, để đến Bản Nầng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn phải ngược lên những cua dốc trên những đỉnh núi cheo leo.

Từ trung tâm xã lên ti Bn Nng còn đ chc cây s nhưng nếu đi “xe ô-tô gm cao” thì cũng mt khong na tiếng. Cũng may là người dân nơi đây sm quyết tâm m mang con đường nên vic lên vi Bn Nng có phn d dàng hơn. Bn Nng ngút ngàn cây xanh, được coi là “rn hi” ca xã, ca tnh Lng Sơn. Cây hi Bn Nng ni tiếng lm, có năng sut cao, hoa đp đ Pét coóc (t 8 đến 10 cánh to đu nhau), có phm cht tinh du tt nht... Ch tch xã Đinh Văn Bé cho biết, Bn Nng có 25 h dân vi 125 nhân khu ch yếu là dân tc Tày và Nùng Phàn Sình sng trên sườn núi, đi khá cao. Hin Bn Nng có ti 87 ha rng hi, hu như nhà nào cũng có, nhiu nhà có ti trên ba nghìn cây hi. Có cây già ti my trăm tui.


Cây sấu cổ “hóa thần” được bản làng ra quy ước bảo vệ. Dưới chân dốc đường dẫn lên Bản Nầng, cây sấu cổ trải qua bao đời vẫn tồn tại trên sườn núi Lùng Pá. Ông Hoàng Lê Minh, Giám đốc xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc cho biết: “Cây sấu này cao 40 m. Có thể nói cây sấu là một trong những cây già nhất Việt Nam, có thời gian trên dưới nghìn năm tuổi!”. Chúng tôi lách qua những cây leo và thớ đá để vào sát gốc cây. Là người miền rừng nhưng quả thật, tôi ít thấy có cây nào cổ thụ như vậy.

Gốc cây chia thành những nhánh to nổi cao, chục người ôm không xuể, sải dài trên mặt đất tạo nên những “bạnh vè” rắn chắc chạy ra tứ phía... Anh Đinh Văn Bé ngước nhìn lên những tán lá khỏa lấp cả một vùng trời râm mát rồi tâm sự: “Cây sấu này năm nào cũng có quả. Chỉ có quả chín rụng xuống dân bản mới nhặt để ăn, chứ không ai trèo lên cây được. Một là do thân cây quá to, hai là sợ “thần cây” trừng phạt.

Hằng năm cứ đến dịp mùa thu, lá sấu rụng bớt lộ ra những quả sấu lúc lỉu vàng óng nom rất đẹp mắt !”. Nói rồi anh dẫn tôi đến một cái miếu nhỏ “ngự” bên cạnh. Tiếng gió đưa rì rào bên tai như những khúc nhạc âm u... Tôi được biết, những cây 30 tuổi trở lên, ở nước ngoài người ta đã phải đưa vào danh sách, lập hồ sơ mô tả, lưu giữ và được coi là tài sản quốc gia. Anh Đinh Văn Bé cho biết: Năm ngoái có một số lâm tặc đến dân bản để gạ mua cây sấu cổ với giá gần 40 triệu đồng. Khi ấy, có người góp ý nên cho họ chặt hạ cây gỗ đi bởi cây này chẳng phải của ai, quả sấu thì không hái được, nhỡ mưa to, gió lớn cây đổ xuống sẽ nát hết hoa màu, ruộng vườn... Thế nhưng cán bộ xã cương quyết giữ cây và nói đó là “thần linh” của bản. Cái miếu nhỏ này đêm rằm vẫn đỏ hương nghi ngút.

Thế là cây được giữ lại. Thôn bản còn lập ra quy ước bảo vệ cây, không ai được động đến. Sở dĩ bọn lâm tặc “để ý” đến cây sấu bởi đó là cây quý hiếm, thêm nữa, vân gỗ sấu rất đẹp, bền y như gỗ lát, đặc biệt là không nứt nẻ rất thích hợp cho đóng đồ sập gụ, giường tủ...Chúng tôi mỏi cổ ngước nhìn cây sấu. Anh chủ tịch xã cẩn thận đi vòng quanh “mố” cây xem xét có mối mọt gì không. Nỗi lo giữ cây, giữ rừng hiện hữu trên gương mặt người trẻ tuổi đứng đầu một xã vùng sâu, vùng xa. Trên cành sấu có những quả sấu xanh đang ngả vàng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây