Tết Đoan Ngọ, Ý Nghĩa Và Tập Tục

Thứ năm - 22/01/2009 10:35
Hàng năm, nhiều địa phương trên khắp đất nước ta, cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn tết đoan ngọ. Và câu ca dao sau đây như nhắc nhở mọi người :

Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm...

Chứng tỏ rằng Tết Đoan Ngọ là một tết cũng được chú ý của người Việt Nam ta xưa, tuy rằng tục lệ ăn tết này ta đã bắt chước Tàu, cũng như nhiều tiết lễ khác. Vậy Tết Đoan Ngọ là tết gì ? Và ta ăn Tết Đoan Ngọ vào ngày nào tháng Năm ? Đoan Ngọ là gì ?

Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính tvì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khii dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm. Người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan ngũ nữa. Theo sách “Tuế thời lạp ký” thì Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng Năm. Ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người ta gọi ngày mồng 1 tháng năm là Đoan Nhất, ngày mồng 2 là Đoan Nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 là Đoan Ngũ.

Sự tích Tết Đoan Ngọ.

Thực ra ban đầu, ngày Đoan Ngọ chì là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thương hay có, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh đựợc mọi bệnh thời khí. Nhưng về sau để cho ngày nay có một ý nghĩa, người ta liền lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các ông thầy thuốc cũng nhân dịp này kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai tìm thuốc.

Sự tích Khuất Nguyên.

Khuất Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vau Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Tầu ( 307 – 246 tr . Tây Lịch), có tài và liêm chính. Mỗi khi vào Triều bàn bạc quốc sự, ông đều bị vua Hoài Vương bài bác vì những nịnh thần xúi giục. Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than ông viết bài thơ “ Ly Tao”. Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày. Ông làm bài thơ “ Hoài Sa” rồi đá vào mình nhảy xuống sông Mịch La tự vận. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng Năm.

Được tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc sức dân làm cỗ ra tận bờ tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông ông hưởng, nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Ong báo mộng cho nhà vua hay, và xin với nhà vua nếu nghị tình thương ông thì khi ném cỗ xuống cho ông phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được. Theo lời báo mộng của ông, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo. Từ đó vào ngày mồng 5 tháng Năm bên Tàu, dân chúng làm cỗ cúng linh đình trên các bờ sông rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để làm kỷniệm ông Khuất Nguyên. Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.

Sự tích Lưu Thần và Nguyên Triệu.

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai nữ kết duyên. Sau thời gian nữa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đưa tiễn chồng về. Trở về làng, Lưu, Nguyễn thấy phong cảnh đã khác xưa, nữa năm trên cõi tiên là mấy trăm năm ở dưới cõi trần. Hai chàng bèn đi tìm trở lại cõi tiên, nhưng không thấy nữa. Hai chàng rũ nhau vào trong rừng rồi không thấy trở về. Nhiều nhà thơ đã ngâm vịnh rất nhiều về sự tích đầy thi vị của hai chàng, và riêng thi sĩ Tản Đà đã có một tập chèo “ Thiên Thai” kiệt tác. Dưới đây là đọan hai nàng tiên tiễn biệt Lưu, Nguyễn về.

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai.
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi!
Nữa năm tiên cảnh một bước trần ai.
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn rêu nhạt, nước chảy hoa trôi,
Cái hạt bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi,
Cửa động, đầu non, đường lối cũ,
Nghìn năm thở thẩn bóng trăng chơi.

Lễ Bái Trong ngày Đoan Ngọ. Có tiết lễ, phải có cúng bái. Cũng như các tết khác, ta cũng ăn Tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ. Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; tại các thôn xóm có cúng tại miếu. Ở nhà, các tư nhân sữa lễ cúng ông bà ông vải và cúng Thổ Công. Trong lễ tại miền Bắc về dịp này thế nào cũng có trái dưa hấu vì lúc này đang mùa. Cỗ cúng xong thì ăn, không ai mang đỗ xuống sông như tục bên Tầu, và ta cũng không cúng Khuất Nguyên tuy là ngày kỷ niệm Khuất Nguyên. Riêng tại gia đình các đông y sĩ có sữa lễ cúng Thánh sư, ngoài lễ cúng tổ tiên và Thổ Công. Hoa quả là những thứ không thể thiếu trong ngày Đoan Ngọ.

Tục lễ ngày Đoan Ngọ.

Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:

T
ục giết sâu bọ,
T
ục nhuộm móng chân móng tay,
Tục đeo bùa tui bùa túi,
Tục tắm nước lá mùi,
Tục khảo cây lấy quả,
Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
Tục treo ngãi cứu để trừ tà,
Tục đi siêu.

Giết sâu bọ.

Tết mồng 5 tháng Năm, còn được ta gọi là Tết Giết sâu bọ, vì trong ngày hôm ấy ta có tục giết sâu bọ. Thoe quan niệm của ta xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năml là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.

Giết sâu bọ bằng gì.?
Chính bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả. Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đ1o ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào, roi ( mận) vv … Đối với trẻ con, người ta bôi chúng một ít thần sa, chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng. Có khi người ta hòa với nước cho chúng uống. Người ta cắt nghĩa sự giết sâu bọ nhu sau: Sáng hôm mồng 5 tháng năm, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. An rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thyốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc xho nên có tính chất giết được sâu bọ.

Ngoài trái cây, người ta còn có cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa, chu sa, vì người ta tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây giết có sự phản ứng gây sự bất an cho trẻ con nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước. Đó là tục lệ và ý kiến người xưa! Ngày nay, hàng năm khi mồng 5 tháng Năm tới, ngoài việc cúng bái, vẫn còn người giết sâu bọ, vẫn ăn cơm rượu nếp ( cơm rượu) vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây như xưa. Lễ sêu tết Đoan Ngọ.

Câu ca dao:     Tháng Tư đong đậu nấu chè
                    Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm...

Chứng tỏ rằng tết Đoan Ngọ là một tết cũng được sự chú ý của người Việt Nam ta xưa, nay. Theo sách "Phong thổ ký" thì Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa. Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa. Sở dĩ được gọi như thế vì tháng Năm là tháng có nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng Năm âm lịch. Cũng như các tết khác, tết Đoan Ngọ cũng có cúng lễ (lễ đền, miếu, thần linh, tổ tiên và ông bà). Ngoài cúng lễ còn có nhiều tục lệ như: tục giết sâu bọ, nhuộm móng chân, móng tay, tục đeo bùa tui, bùa túi, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà, tục đi sêu... Trong tám tục lễ trên, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu- một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.

Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.

Chàng rể đi sêu, lẽ tất nhiên bố mẹ vợ nhận đồ lễ, nhưng bao giờ cũng hoàn lại một phần, thường chỉ nhận một nửa. Bởi lễ trọng ở lòng thành, chứ không trọng ở chỗ nhiều ít. Theo tập quán ít ai nhận đồ biếu tết mà không lại quả, nghĩa là để lại cho người biếu một nửa. Có những trường hợp các chàng rể nài nỉ để bố, mẹ vợ nhận hết, bố mẹ vợ sẽ nói: "Thầy mẹ đã nhận cả, nhưng đây là thầy mẹ gửi biếu ông, bà đằng nhà...".

Thật là lịch sự vậy thay!

Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ (hoặc các dịp lễ, tết khác) các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu. Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng Năm các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tuỳ tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thăm thầy vào dịp này.

Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học. Thế đấy, người Việt Nam ta ăn tết Đoan Ngọ để mừng mùa lúa chiêm bội thu, rau, đậu sai quả, chim, thú nảy nở, ăn mừng kết quả của những ngày lao động chống nắng, thắng mưa, đem về cái no, cái ấm của mọi nhà.

Cùng với nhiều tục lệ cổ truyền về tết, những tục lệ này đã bảo tồn được tính chất đặc biệt của nền văn hoá Việt Nam, xây dựng trên căn bản nhân nghĩa và đạo đức. Những tục tết thầy học, tết thầy thuốc tết nhạc phụ, nhạc mẫu, biếu tặng những người đã tri ân cho mình, chứng tỏ rằng lễ giáo của ta đẹp, giàu tính nhân văn, đáng được tôn trọng, giữ gìn và phát huy; những ân sâu, nghĩa trọng không bao giờ chúng ta quên. Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ với tục lễ đi sêu vẫn tồn tại trong lòng nhân dân với ý nghĩa thiêng liêng, riêng biệt và đặc biệt của người Việt xưa, nay.

 

 

Tác giả bài viết: Lệ Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây