Ma Hin Xứ Lạng

Thứ năm - 22/01/2009 21:39
Tắm chó bằng lá bưởi đun nóng, sau đó quàng trên cổ chó những vòng vải đỏ hoặc giấy hồng điều và chó còn được cúng tế bằng nghi lễ đặc biệt, đó là một phong tục có từ lâu đời mỗi khi tết đến, xuân về của dân tộc Nùng Cháo ở xứ Lạng dành cho con chó đá, gọi theo tiếng Tày – Nùng là “ma hin”. Bản Nà Khuất (xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có gần chục người làm chó đá, nổi tiếng hơn cả là ông Lương Hải Cường, đã ngoài 70, và con trai là Lương Văn Hộ, 32 tuổi. Nhìn các động tác thuần thục, tỉ mỉ đến kỳ công mới thấy hết công việc nặng nhọc của những người đẽo đá thành chó.

Không những phải biết lựa chiều để đá không nứt, vỡ mà còn phải biết cách đánh bóng cho “bộ lông” chó đá thật “nuột”. Trời đã phú cho bản làng Yên Trạch có nguồn đá xanh quí với rất nhiều màu như đỏ, vàng nâu, đen ở dưới hang sâu, chỉ nội lấy lên cũng đã công phu. Mỗi năm bố con ông Cường làm được trên dưới trăm con, nhiều người lặn lội cả ngày đường đến Nà Khuất để lấy.

Đôi khi rảnh rỗi, gia đình đèo chó đá ra chợ Kỳ Lừa, Giếng Vuông ở TP Lạng Sơn để bán, giá khoảng 50.000-60.000 đồng/con (nặng 30-50kg). Mùa tết bán được chừng chục con, đủ để lo một cái tết tươm tất...Ma hin thường được để ở góc nhà hay góc bếp, được cúng bằng bát cơm, đĩa rau hoặc một gói kẹo.

Sau khi thắp hương, người ta lầm rầm khấn vái để con chó đá được bình an và khỏe mạnh yên lành, canh giữ cửa nhà. Vào ngày Tết Nguyên đán khi đến nhà chúc tết, có người còn lì xì cho ma hin để tỏ lòng biết ơn chó đá đã trông giữ nhà cửa trong cả một năm cho gia chủ và láng giềng...

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Chiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây