Cách mạng tháng
Tám thành công mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho đất nước, Bác dạy: “Nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”, “Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường cuốc năm châu được hay không chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” (Sđd, t.4, tr.33). Bác vừa
khẳng định vai trò lịch sử của thanh niên, vừa đặt niềm tin mạnh mẽ vào khả
năng cách mạng của thanh niên, “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế
hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên
tương lai” (Sđd, t.10, tr.488).
Sau khi miền Bắc
được giải phóng, đất nước chuyển sang xây dựng CNXH, Người chỉ rõ: “Thanh niên
ta có vinh dự lớn thì cũng phải có trách nhiệm lớn”. Trách nhiệm của thanh niên
là không phải đòi hỏi đất nước đã cho mình những gì? Mà mình phải làm thế nào
cho lợi ích nước nhà nhiều hơn, phải kiên trì mục đích, lý tưởng: “Không có
việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
Đoàn thanh niên Công an thị trấn Đồng Đăng và chi đoàn
thanh niên khu Lò Rèn tọa đàm nhân ngày 26-3 - Ảnh: Hòa Lộc
Tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác thanh niên là một hệ thống nhất quán về nhận thức, tư duy
chính trị, quan điểm, lý luận trong nhiều lĩnh vực như nhìn nhận, đánh giá, về
vai trò, vị trí, khả năng cách mạng của thanh niên, giáo dục đào tạo lớp người
kế tục sự nghiệp của dân tộc, của Đảng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xung
kích cách mạng, đội hậu bị tin cậy của Đảng, đi đầu trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN “...
Với một thế hệ
thanh niên hăng hái, kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp
bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc” (Sđd, t.12, tr.66 -
67).
Thanh niên là đối
tượng quần chúng đặc thù của Đảng, cho nên cần phải quan tâm đến đời sống, công
tác và học tập của thanh niên, Người căn dặn: “Cần phải đi sâu vào đời sống,
hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết vấn đề một cách
thiết thực” (Sđd, t.10, tr.307), Người cho đây là cách tốt nhất để củng cố mối
liên hệ giữa các tổ chức thanh niên với đông đảo quần chúng.
Đối với cán bộ làm
công tác thanh niên phải nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển, không
chỉ học tập kỹ năng vận động đối tượng là đủ mà còn phải học văn hoá, chính
trị, kỹ thuật, cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công
tác hàng ngày. Bác dạy: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập tinh thần xử
trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân”.
Dù rất yêu quý
thanh niên, Người vẫn luôn xem xét thanh niên một cách toàn diện, Người đánh
giá thanh niên với tất cả những ưu điểm vốn có nhưng Người luôn chỉ ra nhược điểm,
thiếu sót của thanh niên. Đó là sự thiếu từng trải, thiếu kinh nghiệm trong
cuộc sống, một số chưa chịu khó học thêm, mắc bệnh hình thức, cá nhân, tự cao
tự đại, “Trong tổ chức thanh niên vẫn còn giữ một xu hướng chật hẹp, không bao
bọc được nhiều giai tầng, không kéo được đại đa số thanh niên” (Sđd, t.4,
tr.106).
Bác yêu cầu mọi thanh
niên phải chống tâm lý tư lợi, ham hưởng thụ, ngại khó nhọc, chống thói quen
xem thường lao động, nhất là lao động chân tay, chống lười biếng, giả dối, hình
thức, khoe khoang. Phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu là con đường để tự
hoàn thiện nhân cách của thanh niên.
Quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, Đảng ta đã khẳng định: “Công tác thanh niên là
công việc sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng”.
Công tác thanh
niên là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể nhân dân và của toàn
xã hội, mỗi gia đình. Và bản thân Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng cố
gắng tự đổi mới để phát huy ảnh hưởng trong giới trẻ, tập hợp đông đảo thanh
niên trong các phong trào hành động cách mạng của đoàn, xứng đáng là đội dự bị
tin cậy của Đảng.
Kế thừa lời dạy về
lý tưởng cho thanh niên của Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn ngày hôm nay của
đất nước, thanh niên có thể xây dựng cho mình một chân lý - một lý tưởng: Không
ngừng phấn đấu xây dựng Việt Nam trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nguồn tin: baolangson.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự