Hạnh phúc không định nghĩa được...

Thứ bảy - 10/12/2016 01:44
Ngài thành Phật thánh hiệu là Thích ca mâu ni. Thích ca mâu ni là từ ghép giữa hai danh từ Thích ca là họ chủng tộc, Mâu ni là đức hiệu của thánh giả. Thích ca mâu ni phạn ngữ Sakya Muni ý là “Thánh nhân xuất thân ở tộc Thích ca”. Thích ca mâu ni còn gọi Thích ca văn ni, Đoạt ca dạ mâu ni, lược xưng Thích ca mâu ni. Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của thánh hiệu Ngài chúng ta cần phải tìm hiểu cội nguồn xuất xứ của thánh hiệu.
Hạnh phúc không định nghĩa được...

Theo quan điểm của Phật giáo, danh xưng Thích ca mâu ni là thánh hiệu của Bồ tát Hộ minh (vị Bồ tát từ cung Đâu suất giáng hạ xuống Nam thiện bộ châu thành Phật, vào tiểu kiếp giảm tiểu kiếp thứ chín của trung kiếp thành lúc tuổi thọ của con người cao nhất là một trăm tuổi) lúc thành Phật. Bàn về thánh hiệu chúng ta cần phải biết rằng về nguyên nhân quá khứ là do đức Phật Nhiên đăng thọ ký cho Ngài, về nguyên nhân hiện tại là do đức vua Tịnh phạn đặt tên cho Ngài.

Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả ghi lại: “Về thưở quá khứ xa xưa vào thời Phật Nhiên đăng tại thế. Bấy giờ có một vị tiên nhân tên là Thiện huệ thâm tín Tam bảo. Một hôm Thiện huệ gặp một Tỳ nữ cầm bảy hoa sen đi ngang qua Thiện huệ chạy theo hỏi Tỳ nữ “Hoa sen này cô có  bán không?” Tỳ nữ đáp “Sen này tôi đang đem về cung vua”.

Thiện huệ muốn mua hoa sen dâng cúng Phật, bèn lấy năm trăm đồng tiền để mua năm cành sen dâng Phật. Tỳ nữ sau khi biết nguyên do của việc mua hoa thấy tâm lượng rộng lớn của Thiện huệ như thế, bèn phát nguyện gởi thêm hai cành sen. Khi đó vua và các quan đến đảnh lễ đức Phật và rải hoa dâng cúng Phật. Các hoa đều rơi xuống đất, duy năm cành sen của Thiện huệ bay giữa hư không, hai cành sen của Tỳ nữ dâng cúng lại ở hai bên đức Phật. Nhân đó đức Phật Nhiên đăng tán thán và thọ ký cho Thiện huệ rằng “Qua một vô số kiếp nữa ông sẽ thành Phật hiệu là Thích ca mâu ni”. (3)

Bốn chữ Thích ca mâu ni là đức hiệu của Phật. Chư Phật có nhiều công đức khác nhau nên mỗi Ngài có một danh hiệu bất đồng. Nhưng hiện tại chúng ta gọi là Thích ca mâu ni là ước về đức Phật xuất hiện tại thế giới Ta bà vào tiểu kiếp giảm của tiểu kiếp thứ chín thuộc trung kiếp thành lúc tuổi thọ cao nhất của con người là một trăm tuổi. Ngài đản sanh vào một chủng tánh thuộc giai cấp Sát đế lỵ tại An độ. Danh hiệu Thích ca mâu ni này do phụ vương Tịnh phạn đặt, Thích ca là họ của Phật Mâu ni là tên của Phật.

Thích ca (Sakya) họ của chủng tộc. Thích ca Trung quốc dịch là Năng nhu hay Năng nhân hoặc có chỗ dịch là Trực lâm. Chữ nhân có nghĩa là nhẫn hai chữ Năng nhân ý nghĩa là Năng nhẫn. Dụ như có người tán thán công đức thiện hạnh của Phật, Phật cũng không bao giờ vì sự tán thán đó mà hiện ra thái độ hiu hiu tự đắc. Hoặc như có người nào phê bình những điểm không đúng của Phật, Phật cũng không bao giờ vì sự phê bình đó mà sanh tâm bất mãn sân nộ. Thế là Phật đối với sự việc đáng vui hay đáng bất mãn nhưng trong tâm Ngài hoàn toàn bất động nên gọi là Năng nhân.

Mâu ni (Muni) là đức hiệu của thánh giả Trung quốc dịch là Tịch mặc, là tên do đức vua Tịnh phạn đặt ra cho Ngài. Nguyên nhân đức vua đặt tên đó trong kinh nói như sau: “Chính lúc Ngài chưa xuất gia còn là thái tử, một lần tham dự hội nghị của các chủng tộc do chủng tộc Thích ca chủ trì. Trước thời gian hội nghị khai mạc, nhân vì số lượng người tham dự quá đông nên có những âm thanh ồn tạp dị thường. Nhưng khi thái tử Tất đạt đa vừa đến tất cả những người tham dự hội nghị thấy thái tử liền im lặng ngay tức khắc. Đức vua Tịnh phạn trông thấy cảnh tượng như vậy nội tâm của nhà vua rất cao hứng phi thường, nhân đó liền đặt tên cho thái tử là Mâu ni”.

Như vậy Thích ca là họ chủng tộc Mâu ni là đức hiệu của thánh nhân, nên hợp lại giữa họ và tên của Ngài thành Thích ca mâu ni. Bốn chữ đó thông thường đều giải thích như trên.

Nhưng cũng có thuyết đứng trên lập trường tôn giáo, giải thích bốn chữ Thích ca mâu ni như sau: Thích ca gọi là Năng nhân là đại biểu cho tâm đại bi của Phật. Biểu thị đức Phật là bậc đã chứng đắc cảnh giới Niết bàn rốt ráo nhưng vì đại bi tâm Ngài không nỡ để chúng sanh trầm luân trong bể khổ sanh tử. Cho nên đức Phật dù đã an trú trong cảnh giới Niết bàn nhưng vẫn từ cảnh giới Niết bàn ra vào sanh tử luân hồi để  hóa độ chúng sanh.

Mâu ni là Tịch mặc đại biểu cho đại trí tuệ của Phật. Biểu trưng đức Phật tuy ở trong biển cả sanh tử để hóa độ chúng sanh, nhưng do chỗ sáng suốt đại trí tuệ của Ngài, khiến Ngài thấu rõ sanh tử là bể khổ mà cũng là hư giả, không có gì chân thật như mộng huyễn… cho nên Ngài không bị sanh tử làm loạn động vẫn an trú nơi cảnh giới giải thoát Niết bàn.

Căn cứ vào sự giải thích này, chúng ta có thể biết : Thích ca mâu ni Phật là bậc đại giác bi trí song vận. Chính vậy nên chúng ta tôn xưng Ngài là Thích ca mâu ni Phật. (4)

Thích Nguyên Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây