Với đường hướng
“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” mà Hiến chương của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam đã đề ra, Đạo Phật ngày càng thể hiện tinh thần ưu việt của một tôn
giáo hòa bình, có nhiều đóng góp quan trọng cho việc duy trì phát triển văn hóa
dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Có thể khẳng định
rằng, hiếm có tôn giáo nào ở Việt Nam có sức sống lâu bền như Đạo Phật. Gần
2.000 năm có mặt tại Việt Nam, Phật giáo luôn gắn bó với đời sống tâm linh của
người Việt. Con số hơn 10 triệu tín đồ, hơn 45.000 chức sắc, gần 17.000 cơ sở
thờ tự, đã đủ nói lên Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn, có ảnh hưởng
rất lớn ở Việt
Trong mỗi giai
đoạn lịch sử của dân tộc, tên gọi của tổ chức Phật giáo tuy có khác nhau, nhưng
sự nghiệp xuyên suốt của Phật giáo luôn là hoằng dương, chánh pháp, lợi lạc
quần sinh, gắn bó với đất nước, đồng hành cùng dân tộc. Đặc biệt, ngày
7/11/1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập 9 tổ
chức giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước, đường hướng hành đạo ngày càng
rõ ràng và thể hiện tinh thần ưu việt. Đó là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã
hội”.
Đường hướng hành
đạo ấy thể hiện: Phật giáo luôn giữ vững quan điểm của một tổ chức tôn giáo yêu
nước và đồng hành cùng dân tộc. Trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào, Phật giáo
luôn gắn bó với dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, hộ quốc an dân, chú trọng đoàn
kết, hoà hợp, đóng góp vào việc giành và giữ độc lập dân tộc, ủng hộ đường lối chính
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đường hướng “Đạo
pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” khẳng định phương châm hành đạo, nhưng đồng thời
cũng thể hiện triết lý yêu hòa bình, hướng tới sự an lạc. Đó là triết lý thể
hiện tinh thần hòa hợp giữa đạo và đời.
Từ đường hướng
hành đạo “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” và vì mục tiêu hộ quốc an dân,
tốt đời đẹp đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động phù hợp với
xã hội, với xu thế phát triển của đất nước; đi đầu gương mẫu trong thực hiện
đoàn kết các tôn giáo, góp phần thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tăng,
ni, phật tử hưởng ứng và thực hiện tích cực công tác từ thiện, khơi dậy truyền
thống “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam để cùng chung tay
giúp đỡ người nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Dựa trên nền tảng
của giáo lý nhà Phật và truyền thống của dân tộc, Phật giáo luôn mong muốn con
người “làm điều lành, không làm điều xấu”, không nghĩ tới cá nhân mà nghĩ đến
những điều lớn lao cho mọi người; nỗ lực giáo dục con người duy trì sự cân bằng
trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội; xây dựng một xã hội an lạc, hòa bình.
30 năm qua, Tổ
chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong Phật
giáo Việt Nam, nước ta cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có Phật giáo với
hình thức tổ chức giáo hội chung. Các tầng lớp tăng, ni, phật tử trong và ngoài
nước ngày càng đặt niềm tin vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, coi đây là tổ chức
duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam.
Hoạt động của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam cũng ngày càng hòa nhập hơn với cộng đồng Phật giáo thế
giới, góp phần xây dựng nhân gian tịnh lạc.
Với triết lý nhân
văn, được thể hiện qua tư tưởng từ bi, vô ngã và vị tha, thông qua hoằng dương
Phật pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn mong muốn tăng ni, Phật tử cả nước
sống trong chánh tín, thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ
công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cực tham gia các hoạt động
xã hội nhân đạo, làm những việc lợi đạo, ích đời, thực hiện cứu khổ độ sinh,
gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người./
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự