Sự hòa bình của tâm hồn là gì? Đấy là một trạng
thái yên bình và tĩnh lặng nội tại, cùng với một cảm giác tự do, khi những sự
suy nghĩ và lo lắng ngừng lại, và không có sự căng thẳng, đè nén, hay sợ hãi.
Những thời khắc như thế rất hiếm hoi. Chúng có thể được trải qua trong
khi bận rộn với một loại nào đấy của một hành vi chú tâm hay thích thú, chẳng hạn
như khi đang xem một bộ phim hay một chương trình truyền hình hấp dẫn, trong
khi ở bên cạnh một người thương mến nào đấy, trong khi đọc một quyển sách hay
trong khi nằm trên bãi cát của bờ biển.
Khi chúng ta đi nghỉ mát, chúng ta có trải qua một
loại hờ hững tinh thần nào đấy không? Vào lúc ấy tâm hồn chúng ta trở nên
yên tĩnh, với những suy tư ít hơn và những lo lắng ít hơn. Ngay cả trong
khi chúng ta đang trong một giấc ngủ sâu, không nhận thức về những sự suy nghĩ
của chúng ta, chúng ta đang ở trong một trạng thái an bình nội tại.
Những hành vi như thế và tương tự như thế đưa tâm tư chúng ta ra khỏi những suy
tư và lo lắng thường lệ, và cho một niềm an bình nào đấy của tâm hồn.
Câu hỏi là, làm thế nào để mang đến sự hòa bình của tâm hồn vào trong đời sống
của chúng ta, và quan trọng hơn, là làm thế nào kinh nghiệm nó trong những thời
gian rắc rối muộn phiền. Chúng ta cũng có thể hỏi có khả năng làm nó thành
một thói quen, và cảm thụ nó luôn luôn trong tất cả mọi hoàn cảnh.
Đầu
tiên, chúng ta cần học hỏi để đem đến nhiều thời khắc an bình nội tại hơn trong
đời sống hằng ngày của chúng ta. Sau này, chúng ta cũng có thể kinh nghiệm
những thời khắc này trong những lúc phiền muộn hay khó khăn, khi chúng ta
thật cần sự yên bình và tĩnh lặng của tâm hồn.
Chúng ta có thể biến sự hòa bình của tâm hồn thành một thói quen tự nhiên,
nhưng để làm thế, sự tập luyện đặc biệt được đòi hỏi, qua sự thực tập tập trung,
thiền quán, và những phương tiện khác.
Đây là một vài việc có thể giúp chúng ta:
- Giảm thiểu thời
lượng đọc báo hay xem tin tức trên truyền hình.
- Tránh xa những cuộc
đối thoại tiêu cực và những người tiêu cực.
- Đừng ôm ấp hận
thù. Hãy học quên lãng và tha thứ. Nuôi dưỡng những cảm giác bệnh
hoạn và bất bình tổn thương chúng ta và làm mất ngủ.
- Đừng ganh tị với
người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có sự tự trọng thấp và tự xem
mình thấp hơn người khác. Điều này một lần nữa, làm cho thiếu vắng sự an
bình nội tại.
- Hãy chấp nhận những
gì không thể thay đổi. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng
và lo lắng.
- Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự
phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát của chúng ta.
Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt, nhưng điều này không phải
luôn luôn có thể thực hiện. Chúng ta phải học gói gém những thứ như vậy và
chấp nhận chúng một cách thân ái.
- Hãy học kiên nhẫn
hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và những sự kiện.
- Đừng ôm lấy mọi
thứ một cách quá cá nhân. Một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong
ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn
và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dửng dưng, thiếu sự thích thú hay
lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng và hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần này rồi lần nữa trong việc biểu hiện vô
tư. Hãy giữ sự cố gắng.
- Hãy để chuyện dĩ
vãng trôi về quên lãng, đừng nhắc đến chuyện cũ. Hãy quên đi quá khứ và tập
trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui
lòng và tự đắm mình trong chúng.
- Thực hành một số
bài thực hành tập trung. Điều này sẽ giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không
vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta.
- Hãy học thực hành thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên một sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.
* Hòa bình nội tại cuối cùng sẽ đưa đến hòa bình ngoại tại. Bằng sự tạo
nên an bình nội taị, chúng ta đưa nó vào trong thế giới ngoại tại, và nó cũng ảnh
hưởng đến những người khác.
Tác giả bài viết: Tuệ Uyển
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự