Lòng mang thiện niệm buông ác nghiệp, đại đức tích đủ đề công danh

Thứ bảy - 22/10/2022 00:37
Cổ nhân có dạy: Con người mang trong mình cả ác và thiện niệm. Một người nếu đủ lý trí, khống chế ác niệm, hành thiện tích đức thì có thể làm chủ bản thân, an nhiên tự tại.
Trương Sinh tuy là kẻ phẩm hạnh không đoan chính nhưng tính tình rất hào phóng. (Ảnh qua Sohu)
Trương Sinh tuy là kẻ phẩm hạnh không đoan chính nhưng tính tình rất hào phóng. (Ảnh qua Sohu)

Trái lại, thì sẽ ma tính bộc phát, điều xấu làm không dứt tay, sớm ngày đọa ngục tối, vạn kiếp bất phục. Câu chuyện dưới đây là lời cảnh tỉnh cho thế nhân. Thuở xưa tại Kinh Khẩu, Trấn Giang, Giang Tô, có người tú tài tên Trương Sinh, gia cảnh nghèo khó, phẩm hạnh không tốt lại thường xuyên gây họa trong thôn. Tuy nhiên anh ta tính tình hào phóng, tiền bạc do lừa gạt của người khác mà được cũng đều tùy ý phân phát đi, rất nhiều hàng xóm láng giềng nghèo khó cũng được anh ta giúp đỡ, vì thế trong nhà anh ta vẫn luôn không đủ lương thực.

Một năm giao thừa, nhà Trương Sinh chợt hết gạo. Thế là anh ta cầm một khối vải cũ trong nhà đến hiệu cầm đồ cầm cố được ngàn văn tiền, mua một đấu gạo, thực phẩm cùng nến và giấy thơm,… đặt tất cả vào giỏ xách và đi về nhà.

Trời tối tuyết rơi nhiều, đường đi trơn trượt, vì nóng vội về nhà và không cẩn thận, anh ta bị ngã một cú, toàn bộ đồ vật bên trong giỏ xách đều rời vào vũng bùn.

Trương Sinh vội vàng về nhà cầm ngọn đèn quay trở lại tìm, và bất ngờ lại nhặt được một cái túi, dùng tay nhấc lên thấy rất nặng, bèn mang về nhà xem xem. Anh phát hiện bên trong có mấy đỉnh vàng, mười hai thỏi bạc vụn, hơn trăm đồng bạc trắng, tiền lẻ thì có đến mấy trăm cùng một quyển sổ sách. 

Sau khi xem qua, Trương Sinh biết đây là đồ vật của một cửa hàng tơ lụa, nghĩ thầm cái này có thể giúp mình có cuộc sống ổn định. Khi chuẩn bị cầm vào phòng cất thì bỗng nhiên nghĩ: “Thứ này nhất định là của trưởng quầy trong tiệm tơ lụa, khi đi ngang qua nơi này bị rơi mất. Nếu như không giao đủ tiền cho chủ cửa hàng, thì người đó tất chỉ có một con đường chết, ta nên chờ người đó đến tìm rồi trả lại thì tốt hơn“.

Thế là anh ta liền đem cái túi, rồi cầm đèn, cam chịu trong gió tuyết ngồi tại cửa ra vào mà chờ đợi người đến nhận.

Không lâu sau đó, xuất hiện một ông lão cùng hai thiếu niên thần sắc hốt hoảng, trong tay cầm đèn có ký hiệu của cửa hàng tơ lụa, dọc theo đường vừa đi vừa tìm kiếm gì đó trên đất. Trương Sinh nghĩ đây nhất định là người bị mất đồ, liền chào hỏi họ và nói: “Các vị đang tìm gì phải không?”

Ông lão nhìn thấy Trương Sinh, biết anh ta là kẻ không đoan chính, nên không dám nói thẳng, mà nói quanh co lòng vòng. Trương Sinh nóng nảy lớn tiếng: “Các người đốt đèn lồng chiếu khắp nơi, có phải là tìm đồ vật bị mất không, mau nói cho ta biết!”

Ông lão đành phải nói thật: “Vừa rồi trưởng quầy đi ngang qua nơi đây, gặp phải mưa tuyết, vì vội vàng đi đường nên đánh rơi một cái túi, cho nên trở lại tìm kiếm. Hiện tại tìm không thấy, chắc là có người qua đường nhặt đi rồi!”. 

Trương Sinh nói: “Mời đến nhà ta ngồi một chút, ta đã biết người nhặt là ai rồi.” Dứt lời, anh dẫn ông lão đến nhà và mang cái túi ra nói: “Mau nhìn xem đồ vật trong này có đúng là của ông hay không?” 

Ông lão kinh hãi, e ngại vạn phần nhìn qua anh ta, bờ môi giật giật không dám nói gì. Trương Sinh thấy vậy, biết mình đã thô lỗ nên nhẹ giọng bảo: “Lão tiên sinh không nên hoài nghi ta. Nếu ta muốn lấy những thứ trong túi này, thì không thể nào ngu ngốc một mình ngồi trong gió tuyết để chờ các vị tới!”.

Ông lão rớt nước mắt, tay run run nói: “Tôi là trưởng quầy trong tiệm, hôm nay mất đi cái túi này, có bán cả nhà cũng bồi thường không nổi, chỉ còn một con đường chết. Cảm tạ anh đã cứu ta!”. 

Để báo đáp ân tình, ông lão muốn Trương Sinh nhận một nửa số tiền, nhưng Trương Sinh nghiêm túc cự tuyệt. Ông lão nói: “Tiên sinh không lấy, ta cũng không thể đi!” 

Trương Sinh cười: “Nếu lão nhất định phải đưa thì cho ta mượn hai khối bạc, để năm mới ta có thể ăn được bữa cơm no, được vậy thì ta xin cảm tạ ngài!” Ông lão thấy anh ta là thật tâm thật lòng, liền lấy hai khối bạc tặng cho, khấu tạ sau đó rời đi.

Đêm hôm đó, Trương Sinh trong mộng bị người ta trói chặt, bắt đi tới trước mặt một vị Vương. Vị Vương này trách hắn nói: “Ngươi làm nhiều chuyện bất nghĩa, lại không sửa sai, nên bị hạ vào cửa ngạ quỷ!”

Trương Sinh đang dập đầu xin tha, thì bỗng nhiên có một người tay cầm đơn kiện tiến lên trước bẩm báo. Vị Vương lập tức ôn hòa lại và nói: “Đây là việc đại thiện, đủ để chống đỡ những việc ác trong quá khứ. Vậy ta nên trả lại cho hắn phúc phận, cho tên hắn vào khoa bảng năm nay.”


Vị Vương Âm Phủ xét Trương Sinh có làm việc đại thiện nên tha anh khỏi kiếp ngạ quỷ, trả lại phúc phận. (Ảnh minh họa)

Vị Vương liền hướng về phía Trương Sinh nói: “Ngươi sau khi trở về, nên hối cải sửa chữa sai lầm, một lòng hướng thiện, thì tiền đồ ắt sáng sủa!”

Trương Sinh tỉnh lại, biết việc đại thiện mà vị Vương nói là chuyện mình trả lại tiền cho ông lão trưởng quầy, cảm giác được Thần linh phù hộ. Sáng sớm hôm sau liền hướng đến Thần linh phát thệ, dừng điều ác làm điều thiện để chuộc lại tội lỗi. Về sau anh quả thật đỗ Tiến sĩ, làm quan.

Theo Tinh Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây