Kết
quả này đã được báo cáo tại Hội nghị "Năng lượng sinh học và sức
khoẻ" do Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức tại Hà Nội ngày
19/12.
Theo
GS Phi, xét về Tây y, nguyên nhân gây bệnh là do các khiếm khuyết di truyền
(gen) và các yếu tố môi trường. Kinh Phật nói rằng, bệnh tật, số phận con người
là do Nghiệp gây ra, nếu tu dưỡng tốt, trì tụng kinh phật có thể thay đổi
Nghiệp, có thể nhiều bệnh sẽ khỏi.
Vì
vậy, tụng kinh trị bệnh đã được áp dụng tại nhiều nước, nhưng chưa tác giả nào
nghiên cứu vấn đề áp dụng Phật Pháp trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.
Do
đó, GS và các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 28 bệnh nhân, trong đó
có 20 trường hợp giai đoạn sớm và trung gian, 3 trường hợp giai đoạn muộn và 5
trường hợp muộn mới xét nghiệm trước khi tụng.
23
bệnh nhân đầu tiên đều đã được xét nghiệm 2 lần (trước khi tụng Phật Pháp và
sau khi tụng) các chỉ số miễn dịch tế bào liên quan đến bệnh như TCD3, TCD4,
TCD8, tỷ lệ TCD4/TCD8 tại Trung tâm phòng chống AIDS, Viện Vệ sinh phòng dịch
quân đội...
Bệnh
nhân hiểu, trình bày được luật nhân quả 3 đời và trì tụng hằng ngày hay hằng
tuần tại nhà, một tháng một lần tại chùa 12 câu thần chú.
GS
Phi cho biết, khi HIV vào cơ thể, số lượng tế bào TCD4 bị giảm sút nhanh chóng,
khó trở về mức bình thường được nữa. Cùng với TCD4 giảm, tổng lượng lympho máu
giảm, đặc biệt TCD3.
Sau
đó vào tuần thứ 2, số lượng lympho tăng dần, trước hết là TCD8, để chống lại
HIV nhưng TCD4 vẫn giảm, do đó tỷ lệ TCD4/TCD8 bị đảo ngược.
Số
lượng TCD4 giảm nhưng chủ yếu là chức năng tế bào này bị tổn thương trầm trọng
làm giảm chức năng miễn dịch của cả các tế bào khác như lympho B, đại thực bào,
NK...
Qua
6 tháng dùng Phật pháp trì tụng hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, kết quả tổng hợp tất
cả các bệnh nhân cho thấy, đa số các bệnh nhân đều có tăng các thành phần miễn
dịch tế bào, đặc biệt là TCD4 (60,8% số trường hợp nghiên cứu) và tương tự tăng
cả TCD3 và TCD8.
Mức
độ tăng lần lượt là là 3,4; 11,4 và 89,1. Tỷ lệ TCD4/TCD8 cũng có tăng 52,17%
số trường hợp, tuy mức độ tăng rất ít, vì trước thời gian trì tụng, chỉ số này
cũng rất thấp. Đặc biệt, đối với 16 bệnh nhân đã dùng thuốc chống virus ARV, số
lượng cũng như mức độ tăng đều cao hơn so với giá trị chung của cả nhóm và có
nghĩa cũng cao hơn nhóm không sử dụng ARV.
Đặc
biệt, trong nhóm nghiên cứu có 3 bệnh nhân HIV giai đoạn muộn (TCD4 từ 50 -
200), nhưng sau trì tụng thì 2 trong 3 trường hợp này đều có tăng nhẹ TCD4 và
một trường hợp giữ thấp như cũ.
Các
bệnh nhân đều chưa thay đổi giai đoạn của bệnh (tức là chưa chuyển sang giai
đoạn bệnh nặng hơn hay có biểu hiện của bệnh cơ hội AIDS).
Tuy
nhiên, theo GS Phi, đây mới chỉ là đánh giá ban đầu, nhóm vẫn đang tiếp tục
nghiên cứu để có những đánh giá sâu hơn.
Nguồn tin: Bee
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự