Ba
năm qua, có một lớp học lạ kỳ như vậy đã ê a mỗi hai tuần một lần dưới tán cây,
mái hiên chùa Thiên Hòa ở xã Xuân Thọ (Xuân Lộc, Đồng Nai).
Rạng
đông thức giấc lên chùa
Sáng
Chủ nhật, khi mọi người còn đang yên giấc thì các bạn sinh viên đã tụ họp tại
ngã tư Hàng Xanh, lên xe đến chùa Thiên Hòa, chuẩn bị cho mình một ngày làm
thầy, cô giáo. Hành trang các bạn mang theo là những quyển vở, trang sách, bánh
kẹo và sữa gom góp để dành cho học trò. Và cách Sài Gòn non trăm cây số, gần
300 em nhỏ ở xóm Chùa cũng háo hức dậy sớm để đợi các thầy cô.
Xóm
Chùa heo hút dưới chân núi Chứa Chan, trẻ em có cả người Kinh lẫn người Châu
Ro, cha mẹ nhiều người là dân tứ phương về làm rẫy. Nhưng nghề rẫy mùa đặng,
mùa mất nên nhiều người phải bỏ đi làm thuê kiếm sống để tụi nhỏ và người già ở
lại. Chạy ăn từng bữa nên để có được một nơi vui chơi với các em là điều không
tưởng. Bởi thế, xe vừa rẽ vào con hẻm, một em, hai em rồi hàng trăm em túa ra
vây quanh với niềm háo hức.
Bước
vội xuống xe, các tình nguyện viên không kịp rửa mặt, nghỉ ngơi đã nhanh chóng
ổn định lớp học. Cầm lấy danh sách lớp từ tay nhóm trưởng, mỗi tình nguyện viên
tìm kiếm một khu vực cho lớp mình. “Mỗi hai tuần mới đến lớp mà chỉ có một buổi
để dạy cho các em nên tụi mình phải tranh thủ” - Trọng Mạnh, sinh viên ĐH Hùng
Vương, trưởng nhóm, tâm sự.
Chỉ
sau vài phút, lớp học đã nhanh chóng ổn định, chia làm nhiều nhóm từ mẫu giáo
đến cấp một, cấp hai, có cả lớp Anh văn, vi tính, dạy vẽ... Tận dụng tối đa
không gian của chùa, có nhóm học dưới gốc cây, nhóm thì dưới chân tượng Phật,
nhóm lại chọn dọc theo hành lang chùa. Vào học, không còn không khí ồn ào, náo
nhiệt mà các em nhỏ xếp hàng ngồi ngay ngắn, im lặng dõi mắt chăm chú theo từng
lời giảng. Sau một giờ ôn bài, các em sẽ được tổ chức vui chơi, ca hát. Và
người quản trò cũng chính là các bạn.
“Không
chỉ dạy chữ, tạo ra cho các em một nơi sinh hoạt vui chơi vào cuối tuần, chúng
tôi còn muốn rèn luyện cho các em một nhân cách tốt khi vào đời. Dưới mái chùa
sẽ giúp tâm hồn các em trong sáng hơn!” - sư cô Tâm Minh, một trong những thành
viên sáng lập lớp học, chia sẻ.
Không
chỉ có tấm lòng
Lớp
học xóm Chùa ra đời vào tháng 6-2007 từ ý tưởng của các bạn sinh viên Trường ĐH
Luật, ĐH Mỹ thuật và các học viên khóa 5 Học viện Phật giáo Hà Nội (cơ sở phía
Ngoài
lớp học tại chùa Thiên Hòa, vào những ngày Chủ nhật còn lại các bạn trong nhóm
lại đến làm từ thiện tại trại phong Bình Minh (Long Thành, Đồng Nai). Sắp tới,
nhóm còn dự định mở tiếp một lớp học tại Củ Chi hoặc Hóc Môn (TP.HCM) để “chia
việc” cho thành viên đăng ký ngày mỗi đông.
Đến
lớp học, không chỉ mang lại cho các em những niềm vui về tinh thần, kiến thức,
các bạn sinh viên còn đóng góp để mua quà vặt cho các em. Ban đầu là theo kiểu
ai có gì góp nấy, rồi tự mỗi người tìm nhà tài trợ. Nhưng về sau may mắn được
một nhà hảo tâm của chùa Diệu Pháp (TP.HCM) giúp đỡ nên đã lo được cho các bạn
việc đi lại và phụ mua quà cho các em định kỳ.
Trong
ba năm hoạt động, các bạn đã trao được hơn 100 suất học bổng cho các em, gồm có
xe đạp và tập vở. Do kinh phí có hạn nên các bạn cũng chỉ có thể mua được những
chiếc xe đạp cũ.
Thế nhưng đối với các em đó là những món quà có ý nghĩa hơn
bao giờ hết. Em Nguyễn Bé, một học sinh lớp 5, nói rất thật: “Hồi nào giờ em
không dám nghĩ mình sẽ có một chiếc xe đạp đến trường. Em và mấy bạn được nhận
xe, đứa nào cũng... xuýt xoa”.
Niềm
hân hoan của các em cũng chính là niềm vui của các bạn sinh viên. Ngày Chủ nhật
đầu năm dương lịch này, các bạn sẽ tổ chức ngày hội thiếu nhi cả ngày lẫn đêm
cho 300 trẻ em xóm Chùa mừng năm mới. Và ở Thiên Hòa chắc sẽ thêm nhiều tiếng
“xuýt xoa” - những niềm hân hoan vốn đã quen thuộc vào ngày Chủ nhật với bọn
trẻ xóm Chùa hai năm qua.
Chờ
thêm những tấm lòng Bạn
Duy Quang - nguyên là thành viên của nhóm thầy cô dạy tại chùa Thiên Hòa chia
sẻ, đến xóm Chùa dạy học bạn đã không thể quên được những ánh mắt rạng ngời
niềm vui, những ánh mắt ngân ngấn nước mắt của các em khi được tặng xe đạp,
tập vở. Với trẻ em nhiều nơi thì đó là điều bình thường nhưng ở xóm Chùa là
một “sự kiện”. Thấy xóm Chùa còn rất nhiều trẻ em bị khuyết tật, Quang đã lập
website kêu gọi tài trợ xe lắc, xe lăn. “Nhưng
có lẽ tụi mình còn thiếu chuyên nghiệp nên giờ những chiếc xe lắc, xe lăn chỉ
còn là mơ ước của các em và tụi mình” - giọng Quang nghẹn lại. |
Nguồn tin: Pháp Luật
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự