Giúp trẻ khuyết tật
Về
thôn Quảng Nạp (xã Quảng Phú - Lương Tài - Bắc Ninh) hỏi đường về chùa Ngòi ai
cũng niềm nở, tận tình chỉ giúp: “Chùa ấy có sư thầy đức độ, nhận nuôi nhiều em
chất độc màu da cam lắm”.
Theo
lời chỉ dẫn, tôi đến chùa Ngòi. Cách biệt khu dân cư, khuôn viên chùa nằm yên
bình giữa cánh đồng thôn Quảng Nạp.
Sư
thầy Thích Đàm Dược sinh năm 1943 tại
Năm
2004, thầy về chùa Ngòi. Khi ấy chùa đang trong thời kỳ xây dựng, còn ngổn
ngang chứ chưa được khang trang như bây giờ. Chùa nằm biệt lập giữa đồng nên
thầy cùng nhân dân địa phương phải mất 4 tháng để đắp xong con đường vào chùa.
Chùa
vừa cơ bản hoàn thành, thầy xin chính quyền xã cho nhận nuôi dưỡng các bà mẹ
Việt Nam anh hùng ở địa phương, các cụ già cô đơn không nơi nương tựa. Sau đó
thầy nhận nuôi thêm một số em nhỏ nhiễm chất độc màu da cam. Từ đó đến nay, mỗi
năm thầy lại đón thêm nhiều em có hoàn cảnh khó khăn ở các nơi khác về nuôi.
Em
nào đến chùa, được chữa bệnh, sức khoẻ có tiến bộ, thầy lại động viên gia đình
đón các em về chăm sóc thêm, nhường chỗ cho các em khác. Cứ thế, trong chùa lúc
nào cũng có mấy chục em nhỏ. Tính đến nay, thầy đã nhận nuôi hàng trăm em nhiễm
chất độc màu da cam, các em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ...
Hiện
tại chùa đang có 78 em khuyết tật được nuôi dưỡng. Các em đến từ nhiều tỉnh
khác nhau như:
Các
em vào chùa được sư thầy lo chỗ ăn, chỗ ở, được học chữ và các em lớn được dạy nghề.
Thầy mời 1 giáo viên dạy chữ, 1 giáo viên dạy may và 1 giáo viên dạy thêu cho
các em. Hiện trong chùa có hơn 30 máy may gồm cả máy may tay và máy may công nghiệp.
Trong số các em thì 33 em có khả năng may được (dù rất khó khăn vì khuyết tật)
nên sản phẩm các em làm ra không nhiều. Mỗi tháng, số tiền các em kiếm được
được thày gửi hết vào sổ tiết kiệm cho các em.
Nhiều
gia đình khó khăn mang con em mình đến xin gửi theo thầy. “Điều kiện nhà chùa
còn hạn chế, chưa thể nhận hết được các em” - sư thầy Thích Đàm Dược day dứt.
“Biết
ai hậu thế...?”
Các
em hay quấy phá, đùa nghịch. Chỉ thêu, vải vóc hỏng cũng khá nhiều. Xem ti vi
cũng tranh nhau. Thấy bóng thầy ở đâu là chúng chạy đến thưa đủ chuyện: đứa này
tranh giành với con, đứa kia... đi vệ sinh không đúng chỗ vv… Giải quyết được
hết những “yêu sách” của chúng cũng đủ mệt.
Thầy tâm sự: “Người ta chỉ có 1;2
đứa con tàn tật đã vất vả. Đằng này một mình tôi mấy chục đứa thì khó khăn gấp
bội”. Nhưng không vì thế mà thầy nản chí. Thầy lo cho các em như con, chăm sóc
từng miếng ăn, giấc ngủ. Nhiều lần 1-2 giờ sáng thầy vẫn phải dậy tắt điện, tắt
quạt cho chúng. “Có đứa gia đình lên đón, nhất định không chịu về, dỗ thế nào cũng
không được. Nó chạy lòng vòng quanh chùa không cho bắt. Vậy là thầy nhận lại
nuôi tiếp” – sư thầy kể.
Những
nỗi lo toan luôn thường trực bên thầy, hết cái lo này đến cái lo khác. Tháng 11
năm 2008, chùa tổ chức đám cưới cho 2 em: Nguyễn Quốc Tuấn và Vũ Thị Loan. Cô
dâu quê ở Bình Định, mồ côi bố, gia đình có 3 người con gái, điều kiện khó
khăn.
Chú rể là con một gia đình nghèo ở Quảng Ninh, học đến năm thứ ba đại học
thì bị tâm thần, được thầy chạy chữa đến nay đã khỏi bệnh. Nhà gái nhận lời cho
một mảnh đất, một cơ sở nhân đạo sẽ xây nhà cho hai vợ chồng.
Trên
tấm bảng trong lớp học của nhà chùa vẽ hình một đám cưới. Cô dâu cao ráo mặc
chiếc váy dài, chú rể thấp mặc complê, giữa hai người là chữ “song hỷ”. Sư thầy
Thích Đàm Dược giải thích: “Sau đám cưới của Tuấn và Loan còn hai đám nữa nhưng
trung tâm chưa lo ngay được. Cô dâu trên tấm bảng câm, còn chú rể là người
lùn”.Vậy là từ ngôi chùa này sẽ có thêm những mái ấm gia đình.
Khó
khăn lớn nhất của chùa hiện nay là không đủ chỗ ăn, chỗ ở cho các em. Nếu có
điều kiện, nhà sư vẫn muốn nhận thêm các em có hoàn cảnh khó khăn khác. Tâm
nguyện của sư thầy Thích Đàm Dược là xây dựng được một khu riêng có bệnh viện,
chỗ ăn ở, lớp học... đầy đủ và miễn phí cho các em. “Thầy muốn nó trở thành một
trung tâm của xã hội để cả xã hội cùng chung tay xoa dịu nỗi đau nhân thế của
nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, người nghèo, tàn tật.
Còn bây
giờ, trung tâm vẫn nằm trong chùa. Nếu sau này thầy về cõi Phật mà người nào đó
kế nhiệm không tiếp tục làm được thì uổng phí lắm ?” – nhà sư nữ sắp bước vào
cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tâm sự./.
Nguồn tin: VOV
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự