Việc
một nhà Sư nuôi trẻ mồ côi thiết tưởng là chuyện thường vì đó là sứ mạng độ
sinh cao cả theo tinh thần lợi tha của nhà Phật, thế nhưng điều mà người viết
muốn nói đến ở đây là thái độ, văn hóa hành xử thắm đượm tình người của Đại đức
Thích Chiếu Pháp.
Kể
từ khi “nhặt” được cháu bé trước cửa chùa cho đến lúc “giải” được nỗi oan là cả
một hành trình đầy nghiệt ngã, thử thách mà không phải bất cứ ai cũng đủ tâm
thế, bản lĩnh và thái độ ứng xử văn hóa như Thầy Chiếu Pháp.
Biết
bao lời ong, tiếng ve, sự phản đối từ phía Phật tử, tín đồ, áp lực từ phía
chính quyền, công an ... vậy mà Thầy không hề có thái độ hằn thù, trả đũa hay
có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào.
Với
tinh thần kham nhẫn “thiện giả bất biện, biện giả bất thiện”- mình làm điều
tốt, điều quý thì không cần phải giải thích biện bạch, còn đã phải cần đến biện
bạch, giải thích thì điều đó tất không phải điều tốt, điều quý.
Thầy
chỉ một mực chịu đựng búa, rìu dư luận, chăm sóc cho bé Tiến bằng tất cả tấm
lòng của một người cha, một người đệ tử Phật chân chính vì hạnh nguyện độ sinh.
Một
người phụ nữ nuôi con đơn thân đã là một điều khó khăn, khổ sở vô cùng đằng này
Thầy lại là một người không có thiên chức làm mẹ, một ông Thầy chùa, ấy vậy mà
Thầy vẫn vượt lên, đạp bằng mọi tưởng niệm điên đảo, cách nhìn nhận, cách suy
nghĩ, quan niệm hẹp hòi, thiển cận của trí óc phàm trần để che chở bao bọc cho
bé Tiến có giấy khai sinh, có được những nhóm quyền cơ bản nhất của trẻ em là :
Quyền
được sống còn
Quyền được bảo vệ
Quyền được phát triển ...
Giờ
đây bé Tiến đã về lại mái ấm gia đình, nơi có hai đấng sinh thành là cha và mẹ,
ông, bà, nội, ngoại và những người thân yêu của bé, mai này lớn lên bé sẽ được
thực hiện nốt quyền còn lại là quyền được tham gia hòa nhập cùng xã hội.
Người
viết tự đặt giả định nếu như cha của Bé Tiến không để bé ở trước cổng chùa mà
đành đoạn để bé trong những thùng rác vệ sinh công cộng – cách thường làm của
những anh chàng, cô nàng sau khi đã trót vụng dại lỡ lầm, thì liệu bé Tiến ngày
hôm nay đâu còn có cơ hội để thực hiện đủ đầy các quyền cơ bản nhất của trẻ em,
của một con người?
Tôi
hoàn toàn thông cảm cho hoàn cảnh của cha, mẹ bé Tiến vì tôi biết cả hai chưa
có đủ kiến thức, kỹ năng để yêu và hiểu thế nào là một tình yêu theo đúng nghĩa
đích thực cũng như trách nhiệm của mình trước tình yêu đó.
Tôi
cũng biết cả hai chưa hề phác thảo kế hoạch, dự định gì cho tương lai khi xuất
hiện một sinh thể mới, và tôi cũng biết khi để bé Tiến trước cổng chùa hẳn cha
bé Tiến cũng hy vọng và gửi gắm cơ hội tốt đẹp cho bé Tiến sau này.
Phải
chăng đoán định được những ý ngĩ sâu thằm ấy mà thầy Chiếu Pháp đã toàn tâm,
toàn ý chăm sóc, bảo vệ bé Tiến bằng tất cả cái tâm của một người đệ tử Phật
bởi Thầy đã thấu đạt hai chữ “nhân duyên”?
Thầy
có quyền trao gửi bé Tiến cho các trung tâm nuôi trẻ mồ côi, Thầy cũng có thể
nhờ người thân của mình chăm sóc, hoặc cho bé Tiến làm con nuôi những cặp vợ
chồng hiếm muộn... không thiếu gì cách để Thầy trút được “món nợ” tai bay vạ
gió kia một cách đầy thiện chí.
Thế
nhưng, Thầy vẫn gánh lấy “trách nhiệm”, chăm sóc, bảo vệ bé Tiến - một trách
nhiệm nặng nề không thuộc phần Thầy.
Nói
đến hai chữ trách nhiệm mà Thầy tự nguyện gánh lấy những con chữ trên bàn phím
của người viết dường như bất lực. Khi con người ta đang say sưa lặn ngụp trong
sự thành đạt, danh thơm, tiếng tốt, hai chữ trách nhiệm thiết nghĩ ai
cũng...thuộc lòng. Nhưng khi bất như ý, nghịch cảnh trêu ngươi, đụng chạm đến
quyền lợi thì biết bao người đun đẩy thoái thác trách nhiệm.
Chính
vì vậy mà khi thuyết giảng giáo lý cho hàng đồ chúng Đức Phật đã mặc nhiên xác
định trách nhiệm cá nhân cho mỗi con người thông qua giới bất vọng ngữ - không
nói dối; nghĩa là chúng ta nói như thế nào chúng ta phải chịu trách nhiệm bởi
chính lời nói mà chúng ta đã phát ngôn. Còn nếu chúng ta nói, chúng ta
làm mà chúng ta không dám nhận thì đó là vọng ngữ, là không chân thật.
Lại
nói về Thầy Chiếu Pháp, sở dĩ Thầy vững tâm nhận lấy trách nhiệm chăm sóc bé
Tiến dù gặp phải biết bao nghịch cảnh, chướng duyên, dù danh dự, uy tín của
Thầy có lúc tưởng như sắp tiêu điều vì Thầy đã mặc nhiên xác định trách nhiệm
của người đệ tử Phật chân chính là phải cứu người:
Dù
xây chín bực phù đồ
Không bằng cứu độ được cho một người
Và
hôm nay, nói theo tư tưởng Kinh Pháp Hoa thì cái nhân, cái duyên nó như vậy thì
cái quả nó tất phải như vậy, trải qua bao thị, phi sai lệch, bao não phiền chìm
nổi của cõi người ta “tác giả” là cha, mẹ bé Tiến cũng đã thừa can đảm để nhận
lấy phần trách nhiệm rằng “sản phẩm” bé Tiến do chính họ đã tạo tác, mọi nỗi
oan trái của Thầy đã được rửa sạch trước bàn dân thiên hạ bằng một lễ hội
Vu Lan ý nghĩa và một đám cưới đong đầy hạnh phúc mà Thầy làm chủ hôn cho cha,
mẹ bé Tiến.
Ngay
trong ngày lễ ấy những người ngày trước hô hào đòi tẩy chay Thầy bao nhiêu thì
giờ đây đã bật khóc và cảm phục, ngưỡng mộ đức hạnh của Thầy bấy nhiêu. Thế mới
biết, xã hội chỉ tôn trọng những phẩm chất nào được chứng minh bằng việc làm,
ai không thể chứng minh điều đó thì không thể được biết đến và tôn trọng.
Thầy
Chiếu Pháp đã chứng minh được phẩm chất cao đẹp, lý tưởng trong sáng của
người đệ tử Phật trước thử thách nghiệt ngã của nghịch cảnh, chướng duyên được
toàn thể Phật tử, tín đồ biết đến và tôn trọng đã đành mà nó còn giúp cho chúng
ta suy nghĩ về hai chữ trách nhiệm đối với chính bản thân mình khi mình đã làm,
đã nói.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự