Bộ
GD- ĐT cho biết, ngày 17/1, sư thầy Như Hiền được Bộ vinh danh cùng với 386 cá
nhân, tập thể vì những đóng góp xuất sắc đối với sự nghiệp giáo dục đào
tạo.
Mượn tiền làm từ thiện
“Nhân
duyên” với trẻ em nghèo của huyện Mường Nhé, Điện Biên, của sư thầy Thích Nữ
Như Hiền bắt đầu từ năm 2007, sau khi đọc một bài báo về cảnh thiếu đói ở xã Pa
Tần của huyện này. Ngay sau đó, sư thầy kêu gọi phật tử quyên góp quần áo, gạo,
mì tôm, chăn, màn… cho đồng bào nghèo các huyện của tỉnh Điện Biên.
Lên
Pa Tần, xã còn 65 hộ thuộc diện nghèo - làm từ thiện, sư thầy Như Hiền đặc biệt
xót xa trước điều kiện học tập gian khó của trẻ em ở đây. “Ở Pa Tần, mùa hè
nắng tới 40 độ C, mùa đông có hôm xuống 0 độ C. Vậy mà các em phải ở trong
những lán tạm, làm sao có thể yên tâm học hành?”, sư thầy nói.
Sư thầy Thích Nữ Như Hiền: "Làm
việc thiện nguyện thì lúc nào mình cũng cảm thấy đầy đủ". Ảnh: Quảng Dân
Từ
năm 2007 đến đầu năm 2009, sư thầy Như Hiền đã vận động, quyên góp tiền, hiện
vật được 200 triệu đồng để xây một nhà bán trú rộng 85 m2 cho học sinh
(HS) xã Pa Tần. Thế nhưng nơi này chỉ đủ cho 80 HS, trong khi trường THCS Pa
Tần có đến 160 HS bán trú. Vậy là sư thầy về Hà Nội lại tiếp tục kêu gọi quyên
góp, thậm chí đi vay 200 triệu đồng để xây thêm một nhà bán trú. Kết
quả, hai nhà bán trú dân nuôi do sự đóng góp của phật tử chùa Linh Sơn và
sư thầy Hiền được khánh thành đúng ngày khai giảng năm học 2009 - 2010 vừa
qua.
“Nhìn thấy niềm vui khi lũ trẻ có nhà mới để ở, dù đi vay mượn tôi cũng chịu. Nhưng
vẫn chưa thể yên tâm khi đến mùa giáp hạt, các em vẫn phải vào rừng kiếm măng,
củ rừng về ăn”, sư thầy tâm sự.
Giúp người là hạnh phúc
Tháng
8/2006, sư thầy Như Hiền thành lập tổ từ thiện để giúp đỡ các bệnh nhi ung thư
ở Bệnh viện K trên phố Quán Sứ và cơ sở 2 tại Tam Hiệp (huyện Thanh Trì,
Hà Nội). Ban đầu, do ngân quỹ ít ỏi, nhà chùa chỉ có thể nấu 50 suất cơm và 50
suất cháo để giúp đỡ các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện này. Nhưng rồi thấy phần
lớn gia đình có bệnh nhi ung thư đều rất khó khăn, sư thầy Như Hiền quyết định
tăng khẩu phần lên mỗi ngày 300 suất cháo và 90 suất cơm, chi phí trung bình 1
triệu đồng/ngày.
Sư
thầy Như Hiền cho biết, theo luật nhà Phật, một phần tiền công đức sẽ dành để
xây và tu bổ chùa, một phần dành cho từ thiện và phần nữa để trang trải sinh
hoạt cho người trụ trì chùa. Thế nhưng, ngay cả phần để trang trải sinh hoạt
vốn rất nhỏ này cũng được sư thầy Như Hiền dùng gần hết để làm từ thiện. “Thâm
tín chư Phật giai sung mãn”, nghĩa là tin Phật, làm việc thiện nguyện thì lúc
nào mình cũng cảm thấy đầy đủ, sư thầy Như Hiền giải thích.
Theo
sư thầy Như Hiền, tuy chưa thể giúp đỡ được hết các bệnh nhân trong bệnh viện,
nhưng một phần nhỏ đó phần nào mong giúp gia đình các em vượt qua gian khó.
Nguồn tin: Đất Việt
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự