Kinh
doanh có văn hoá mới vững bền
Trong
bài phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đặc biệt nhấn mạnh
tới yếu tố đạo đức trong kinh doanh. Bà chỉ rõ thực tiễn sản xuất, kinh doanh
đã chứng minh rằng, DN chỉ có thể phát triển bền vững, doanh nhân chỉ có thể
thành đạt khi làm việc có đạo đức, có tâm và điều này nói một cách khác đó
chính là văn hoá trong kinh doanh.
Nguyên
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, trong bài tham luận khá dài, đã đưa ra nhiều phân
tích và đi đến khẳng định: Kinh doanh theo kiểu chụp giật, lừa đảo, thiếu văn
hoá (VH) hoặc cố tình chà đạp lên các giá trị VH có thể vẫn thu được lợi nhuận,
nhưng đó chỉ là món lợi trước mắt, sớm hay muộn thì người tiêu dùng và xã hội
sẽ phát hiện, lên án và tẩy chay. Kiểu làm ăn "chụp giật" một sớm một
chiều sẽ bị đào thải.
"Đất
nước vào hội nhập như dòng sông ra biển lớn. Sông phải có nguồn nước mạnh,
khoáng đạt để hoà vào với biển. Dòng chảy Việt phải là dòng chảy trí tuệ, dòng
chảy nhân lực, dòng chảy vốn và dòng chảy VH để làm nên vóc dáng dân tộc. Chăm
chút và nâng cao VH DN cũng là cách tạo thương hiệu đất nước, tạo vốn liếng cho
doanh nhân mở mang nghiệp lớn kinh doanh ra khắp toàn cầu".
PGS-TS
Đào Duy Quát, từ góc nhìn của đất nước sau 20 năm thực hiện nền kinh tế nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, cho rằng, một bộ phận lớn
các DN Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ. Nguyên nhân
sâu xa của sự phát triển này chính là các DN đã và đang coi trọng xây dựng VH
của DN.
Tuy
nhiên vẫn còn không ít cấp lãnh đạo, không ít DN và doanh nhân chưa nhận thức
được vai trò mục tiêu và động lực của VH trong phát triển kinh tế, thậm chí còn
coi xây dựng VH doanh nhân là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất
kinh doanh.
Nhà
sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng: Bàn về đạo kinh doanh của người Việt vào
thời điểm này thật có ý nghĩa, vì không chỉ tìm những giá trị mới cho giới
doanh nhân nước ta trong cuộc phấn đấu đầy cơ hội và thách thức này, mà nó còn
là dịp để chúng ta nhìn nhận được con đường hình thành những tư tưởng kinh tế
của một dân tộc chậm bước vào sân chơi kinh tế toàn cầu, nhưng không phải không
có những giá trị truyền thống...
Văn
hoá dân tộc là bí quyết thành công
Nhà
VH Vũ Khiêu gây xúc động tại hội thảo không chỉ bởi tuổi cao sức yếu, vẫn tâm
huyết với cuộc hội thảo, mà còn bởi bài tham luận của ông giàu sức thuyết phục
với các dẫn cứ lịch sử và sự nghiên cứu thấu đáo.
Ông
cho rằng, doanh nhân VN không giống như doanh nhân ở các nước tư bản. Chủ nghĩa
tư bản ra đời trong máu và nước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Trong khi đó, doanh nhân VN ra đời từ sự thống nhất của lợi ích của cá
nhân và gia đình với lợi ích của tổ quốc và xã hội. Sự xuất hiện của họ là điều
mong mỏi của cả xã hội; nhân dân ủng hộ và Nhà nước sẵn sàng giúp đỡ họ.
"Nếu
trong tầng lớp của họ có người chỉ ngày đêm chăm lo cho lợi ích của bản thân,
chỉ tìm cách làm giàu với bất cứ giá nào, không quan tâm đến điều kiện lao động
và đời sống của công nhân, không nghĩ tới tổ quốc đang nghèo nàn và lạc hậu,
không xúc động trước đồng bào đang thiếu thốn, thì họ chỉ là những nhà tư bản.
Tôi
nghĩ rằng, đại bộ phận doanh nhân VN không phải như thế. Họ là con đẻ của nền
văn hiến VN. Họ lớn lên cùng với công - nông và trí thức VN. Họ xác lập được ý
nghĩa của cuộc sống cao đẹp... "- nhà VH Vũ Khiêu nói.
Các
bậc tăng ni phật tử cũng đưa ra nhiều ý kiến tham luận nói về giá trị mối quan
hệ giữa đạo và đời, về VH Phật giáo, trong đó nổi bật là ý nghĩa của tính
"thiện" trong kinh doanh.
Trong
tham luận, Hoà thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo VN - cũng đã bày tỏ chia sẻ với những khó khăn kinh tế của
đất nước, của DN và mong rằng: "Trong công cuộc xây dựng tổ quốc ta lâu
dài, lộng lẫy của mọi người, Phật giáo sẽ cống hiến phần xứng đáng của mình".
Nguồn tin: Theo Lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự