Cuộc tọa đàm lần thứ nhất tổ chức ngày 22-11-2009 tại Hội trường Học viện Hành chính Quốc gia nhân kỉ niệm 100 năm sinh của cụ. Cuộc họp mặt lần đầu chủ yếu là con cháu của các ông bà, cha mẹ mang ơn cụ trong, ngoài nước và các nhà nghiên cứu còn ít thông tin nên nội dung bàn thảo chỉ xoay quanh tài danh chữa bệnh của cụ.
Lần này, 2 năm sau, có nhiều kiến giải, như Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu nhận định: Cụ Nguyễn Đức Cần không chỉ để lại những ân tình sâu sắc trong lòng đông đảo người bệnh được cụ cứu sống mà quan trọng hơn là cụ đã để lại cho dân tộc ta sự nhận thức về sức mạnh kì lạ của tâm linh.
Thành công của cụ, nếu được đi sâu tìm hiểu, có thể khẳng định tiềm năng vô tận của con người Việt Nam trước mọi thử thách của thiên tai địch họa, trước mọi sự khủng hoảng và rối ren của cả xã hội và thiên nhiên trong thời đại ngày nay.
Các dẫn liệu
Lão tướng Chu Phác (người ban đầu không tin cách chữa bệnh của cụ, cho là mê tín, sau khi nghiên cứu về cụ, càng ngày càng bị chinh phục, cuốn hút, đến nỗi có lần ông đã bị GS Vũ Khiêu phê bình dùng quá nhiều thời gian vào chuyện "mê tín".
Trong hội thảo này, dưới anh linh cụ Nguyễn Đức Cần, một lần nữa ông đã xin rút những nhận xét vội vàng ngày xưa, dẫn ra nhiều chuyện thật sự là những bài học nóng bỏng cho hôm nay. Đó là, chuyện quả báo. Một "cậu ấm" con "quan cách mạng" chơi bời nghiện hút, xin tiền mãi, bố mẹ không cho, vác dao dọa chém.
Công an đến, "máu con quan" càng hung. Anh công an rút súng dọa, chẳng may cướp cò... Tay chân quan xúi kiện. Em quan lên hỏi, cụ bảo: - "Gia đình bị quả báo nặng lắm, đáng lẽ phải đi mấy mạng người. Nay nó gánh cho rồi. Thôi...". Cả nhà nghe theo.
Chuyện nữa, bà vợ trẻ ốm liệt giường, chồng ngày đêm bên vợ chăm sóc. Nhờ cụ chữa khỏi bệnh. Đến lượt chồng ốm, vợ kêu bẩn, khó tính, bỏ mặc và còn muốn chồng "đi" cho nhẹ gánh. Cụ biết, gọi lên nói: - Nghĩ, mong thế là tội ác, quả báo đấy! Quả nhiên sau đó, chồng khỏe, vợ lại ốm, không dám lên xin cụ chữa. Cụ bảo: - Không biết sám hối, chết thôi...
Ông Nguyễn Quang
Chiểu - Giám đốc Nhà máy cơ khí nông nghiệp nằm Bệnh viện Bạch Mai cắt 3/4 dạ
dày, mổ mật, u ác di căn lên não, xin về lo hậu sự. Có người mách: còn nước còn
tát, lên nhờ cửa cụ. Bệnh khỏi. Ông Giám đốc chở lên nhà biếu cụ chiếc máy phát
điện.
Cụ dứt khoát từ chối, cảm ơn, rồi nói với mọi người: - Mình ngồi quạt mát mà dân chịu nóng thì cứu được ai? Một bà bị ung thư lưỡi được cụ chữa khỏi, biếu cụ máy bơm, cụ bảo: - Cả làng gánh nước, tôi dùng máy bơm sao đành. Có khổ mới biết thương người khổ, dân nghèo...
Giáo sư Tiến sĩ y khoa Đoàn Xuân Mượu từng đi nhiều nước nghiên cứu về các hiện tượng lạ chữa bệnh không dùng thuốc. Theo GS, "sự tồn tại trên đời này một số những nhà ngoại cảm chữa bệnh không dùng thuốc là ý của Trời". Giáo sư mượn tứ thơ của một Ẩn sĩ muốn cùng mọi người tưởng thưởng công đức cụ: Bốn phương độ thế âm vô lượng/ Ngàn dặm thành tâm khách hữu duyên/ San sẻ cho đời khang phúc thọ/ Trời Nam lưu mãi tiếng Chân Tiên.
Thiếu tướng - nhà văn Hồ Phương dùng đủ lời cao đẹp để kính trọng tri ân vị ân nhân đã cứu nạn con gái yêu 4 tuổi của mình mà điều rất lạ là ân nhân không hề tiếp cận cháu, chỉ bảo: - Dăm hôm nữa cháu sẽ khỏi cái u thôi. Cứ về đi!...
Nhà văn "vẽ" chân dung cụ: Một lão nông hiền hậu. Vị Thiền sư cao minh. Một con người cởi mở và mến khách. Một nhà ngoại cảm tài cao, đức lớn. Một nhà đạo đức đáng quý. Một Dị nhân ân đức...
Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải trung thực, đầy dũng khí thà chịu kỉ luật (15 năm ra khỏi biên chế) chứ không chịu thừa nhận ý kiến cấp trên cho việc chữa bệnh của cụ Lang Cần là "mê tín dị đoan" hoặc dùng phép thôi miên phù thủy mà cơ quan y tế ngày ấy ấu trĩ ra lệnh cấm. Cả hội trường nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh "đáp nghĩa" ông. Sau ông Giác Hải, là Thiếu tướng Chu Phác, người nhiều năm dày công sức nghiên cứu, tôn vinh nhà ngoại cảm siêu phàm Nguyễn Đức Cần cũng được nhiệt liệt hoan nghênh.
Các phim, ảnh được
nhà nghiên cứu Giác Hải sưu tập trình chiếu và thuyết minh là những tư liệu quý
hiếm rất có sức thuyết phục. Đặc biệt, như có sự phù trợ của ân nhân, ông được
một "quý nhân" trao tặng tập sấm "Trung Quốc nhị thiên niên di
dự ngôn".
Trong đó, "Sấm" đã tiên tri nhiều sự kiện xảy ra, nào
Khải du thần khí chung vô dụng, tức là chiếc B52 rơi, trong bụng còn đầy bom,
chưa có tên lửa, đạn pháo nào chạm đến máy bay mà tên giặc lái đã bật dù nhảy
ra vì khi đến tọa độ Ba Đình thì đầu óc bị rối loạn. Hắn bị bắt đã khai vậy, nhà
văn Hữu Mai có mặt ghi được, sau viết truyện.
Cả Thủy biên hữu nữ... tức cô gái Ngọc Hà tưới hoa bên bờ hồ Hữu Tiệp, cạnh xác pháo đài bay B52. Nào Tam thập niên trung tử tôn kết. Nghĩa là 30 năm sau con cháu trung kiên sẽ tôn vinh thành tựu: - Là bây giờ đây (1983-2011) con cháu chúng ta tôn danh Người. Nào Bất tín kì tài sản Ngô Việt... Rằng khó tin ở đất Ngô đất Việt lại sản sinh được người kì tài?
Kì tài dùng vũ khí tâm linh như cụ Trưởng Cần hạ pháo đài bay Mỹ. "Hạ" thế nào, ông Hải bối rối hỏi cụ. Cụ nở nụ cười thông cảm: - Ông Hải, tôi có thể chữa cái đầu đang điên thành lành thì tôi càng dễ hơn làm cái đầu đang lành hóa điên chứ?
Cái thứ vũ khí lợi hại này Viện sĩ Liên Xô Kaznatchep đã nói tới trong cuộc chiến tranh tương lai và giới khoa học Âu Mỹ thì gọi là "siêu vũ khí" - Super Weapon. Bộ óc quân sự thiên tài - Đại danh tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu đã từng nói với Thiếu tướng Chu Phác rằng "biết đâu lĩnh vực ngoại cảm sẽ là khoa học tương lai, ai nắm được thì sẽ có sức mạnh đó sao"?
Thần y hay dị nhân?
Chúng tôi đã mấy chục năm học hỏi, tập luyện, thực hành, có dăm bảy năm đi hướng dẫn dưỡng sinh chữa bệnh và viết bài về các môn pháp khí công, yoga, năng lượng sinh học, cảm xạ học... mới ngộ ra một điều, các sư phụ chỉ nêu rõ, rằng khả năng mở thiên nhãn, thiên nhĩ... cần một trong 4 điều kiện: bẩm sinh, tai nạn, tọa thiền và tập luyện.
Không, như thế giỏi lắm mới đạt công năng có thể phóng chưởng công, chỉ công, miêu công, thần công, linh công, chứ chưa đạt quyền năng, là điều kiện "đủ" phải được yếu tố "thần linh" hỗ trợ.
Trong thiên cổ kì thư "Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ" của tác giả thuộc "Bát tiên quá hải" ngay ở Chương Một đã viết: con người trong "Tam tài" Thiên Địa Nhân, ai cũng có "Thiên tâm". Song do "lục căn", "lục trần" tham dục, tâm không thanh thì Thiên tâm không khai mở, có chút thiên huệ chăng cũng chỉ nhất thời, đơn năng.
Cụ Nguyễn Đức Cần 13 năm tầm sư học đạo, khổ luyện nơi núi cao rừng thẳm, giữ trọn đời tâm nguyện cứu nhân độ thế, không tơ hào của ai một cái kim sợi chỉ mà nên "thần" như Phật. Nhưng cụ cười bảo với ông Hải: - Tôi không phải thánh hay chúa gì - sợ "câu rút" lắm... Chúng ta chỉ có một Đại đạo là Tổ quốc Việt Nam”. Thật là một siêu nhân đất Việt! Chỉ có điều nhân chưa hòa vì thời thế khi ấy, chúng ta không biết được: Cụ Lang Cần là ai trong tâm linh.
Chúng tôi đối chiếu, thường các "dị nhân" hay "thần y" cổ kim Đông Tây chỉ được "thần" giúp có mức độ, có thời gian và quyền năng về một mặt nào đó. Cụ Lang Cần khác hẳn: y đạo, y đức, y thuật xưa nay chưa có thần y nào tài đức thiên thần, thánh thiện như cụ.
Năm 2004, chúng tôi được mời lên Chùa Đồng Yên Tử (ông Nguyễn Mạnh Can trưởng đoàn) làm lễ triệt tiêu tác động ác xạ từ xa thì nhà ngoại cảm (xin giấu tên) cho hay, chỉ có Nhị Tổ Huyền Quang và nhà văn hóa Ngô Thì Nhậm biết rõ Vua Phật Trần Nhân Tông lui về Yên Tử để lo việc đời, vì Ngài nắm rõ bọn bành trướng Nguyên Mông rất sợ hồn thiêng sông núi và anh linh Tổ quốc Việt Nam. Điều này cụ Lang Cần đã nói rõ: bọn ngoại bang đe nẹt thôi, không dám đánh Hà Nội đâu (năm 1979).
Do vậy, cử tọa cuộc tọa đàm đều nhiệt liệt vỗ tay khi chúng tôi đề nghị tôn danh cụ Nguyễn Đức Cần là Thần y - Nhà tâm linh tinh thông việc Đất- Trời. (Sự vinh danh này thuộc tín ngưỡng dân gian, nhiều dân tộc có thần y riêng của mình). Mọi người tham gia tọa đàm nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương sẽ tôn tạo mở rộng Lăng mộ cụ có biển đề:
Thần y - nhà tâm linh Nguyễn Đức Cần mãi mãi ở bên cạnh chúng ta
(1909 - 1983)
Ngoài ra, cuộc hội thảo còn vạch ra thực trạng vàng thau lẫn lộn giữa những người thực sự có khả năng công tâm chân chính với một số cá nhân, tổ chức tâm linh, ngoại cảm giả danh, biến chất; thậm chí, cả những tên tay sai quá khích phục vụ nhu cầu chính trị cản trở công việc vì lợi ích chung...
Nguồn tin: Trịnh Tố Long
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự