Miếu cổ hơn 200 năm
Miếu Lịch Đợi nằm tại phía Nam TP. Huế, ngay sau lưng Ga Huế có một ngôi làng mang tên Lịch Đợi. Ở đây, một ngôi miếu mang cùng chung cái tên với ngôi làng - đó là miếu Lịch Đợi. Tuy nhiên, ít ai biết đến địa danh này trước đây rất nổi tiếng và được gắn liền với một di tích của vương triều nhà Nguyễn.Theo lời kể của người dân địa phương, trước khi miếu Lịch Đợi được xây dựng nơi đây từng là Đình Hỏa Pháo dưới thời nhà Tây Sơn, được vua Quang Trung cho xây dựng. Sau này, khi vua Gia Long lên ngôi đã xóa bỏ gần như tất cả những di chỉ của triều đại nhà Tây Sơn tại Phú Xuân và ngôi miếu Lịch Đợi cũng nằm trong hoàn cảnh đó.
Mãi đến năm Minh Mạng thứ tư, tức năm Quý Mùi 1823. Miếu Lịch Đợi được vua Minh Mạng cho xây dựng lại trên nền ngôi Đình Hỏa Pháo năm xưa. Đặc biệt hơn đây là ngôi miếu đầu tiên ở Việt Nam thờ các vị hoàng đế, trải dài hàng nghìn năm lịch sử của triều đình phong kiến Trung Hoa và Việt Nam. Bên cạnh đó miếu cũng là nơi thờ tự của các danh tướng có công lớn với đất nước như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Đinh Liệt, Lê Khôi, Trịnh Duy Thoan và Phùng Khắc Khoan.
Theo sử sách triều Nguyễn còn ghi lại thì miếu Lịch Đợi là nơi “Thống kỷ các vị đế vương, ngưỡng mộ đức tốt của các đời trước”. Với ý nghĩa quan trọng “uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”, triều Nguyễn đã cho xây dựng công trình kiến trúc này để thờ các vị vua anh hùng từ Hồng Bàng trở về sau.Hằng năm, xuân thu nhị kỳ đều tổ chức tế miếu Lịch Đợi vào tháng 2 âm lịch sau ngày tế đàn Xã Tắc, và tháng 8 âm lịch. Năm Bính Tuất 1826, vua Minh Mạng bổ sung quy định: Năm có khánh điển (lễ lớn) thì hoàng đế thân chinh tế lễ, những năm khác, các hoàng tử đi khâm mạng (thay mặt vua). Ngoài ra, vào các dịp lễ tết đầu năm, mùng 5 tháng 5 âm lịch, vua phái một quan văn tam phẩm đi tế miếu Lịch Đợi.Theo những thống kê, khảo sát từ những nguồn tư liệu lịch sử khác nhau thì Miếu hướng về phía Nam, thuộc địa phận xã Phú Xuân. Trước đây, công trình này gồm một chính đường có 5 gian, đông vu và tây vu (hay còn gọi là Tả Vu và Hữu Vu) cũng có 5 gian. Gian giữa thờ Phục Hy tại chính trung. Gian tả nhất (gian bên trái kề gian giữa) thờ các vị vua khai sáng cõi Việt: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Sĩ Vương, Đinh Tiên Hoàng. Gian hữu nhất (gian bên phải kề gian giữa) thờ vua Lê Đại Hành và 3 vị vua triều Lý là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông. Gian tả nhị thờ 3 vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông. Gian hữu nhị thờ 4 vị vua triều Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông, Lê Anh Tông. Đôi nhà Tả Vu và Hữu Vu thờ các vị tướng Trung Hoa lẫn Việt Nam.
Xung quanh miếu xây tường thành bằng gạch, mặt trước vành tường ngoài dựng 4 trụ biểu, tạo thành 3 ngạch cửa. Mặt trước vành tường trong có trổ cửa chính bên trên có lầu, ngoài ra còn có phượng môn. Phía Bắc tường miếu làm “tể sinh”, là nơi mổ vật hiến sinh để tế lễ.
Dưới triều Nguyễn, miếu Lịch Đợi thường xuyên được quan tâm, tu bổ. Đến năm 1945, triều Nguyễn sụp đổ, từ đó trở đi, miếu Lịch Đợi xuống cấp nhanh chóng. So với các công trình kiến trúc khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì miếu Lịch Đợi tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó thì không thể phủ nhận.
Nhưng di chỉ còn sót lại chung quanh Miếu.
Di sản của cha ông đứng trước nguy cơ bị xóa sổ
Ngày nay, ngôi miếu danh tiếng này chỉ còn trơ lại 1 gian nhà đổ nát cùng những di chỉ còn sót lại xung quanh. Vùng đất ngày xưa ngôi miếu được dựng lên nay cũng đã bị các hộ cư dân xung quanh chiếm dụng. Với một công trình kiến trúc lịch sử mang giá trị văn hóa, hiện miếu Lịch Đợi đang trong hiện trạng trở thành một phế tích, có nguy cơ sẽ bị phá bỏ để thực hiện dự án tái định cư Bàu Vá, chủ đầu tư sẽ hạ giải ngôi miếu và hạ cốt nền. Nếu dự án được triển khai thì gần như Miếu cổ Lịch Đợi sẽ bị xóa sổ hoặc diện tích sẽ bị thu hẹp hơn rất nhiều so với mặt bằng diện tích hiện nay.
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Hai (81 tuổi), người dân sống gần miếu cổ tâm sự: “Cuộc đời tôi sinh ra và lớn lên nơi đây, tôi rất buồn khi phải chứng kiến ngôi miếu lịch sử ngày một xuống cấp nghiêm trọng, song một mình tôi thì không thể làm gì được để sửa sang lại ngôi miếu. Bây giờ tuổi già sức yếu tôi chỉ có một mong muốn được sự quan tâm của các cấp chính quyền đầu tư tu bổ ngôi miếu lại như hiện trạng ban đầu của nó, để con cháu trong làng thờ phụng giữ gìn”.
Miếu Lịch Đợi là ngôi miếu cổ với những chứng tích mang giá trị văn hóa, lịch sử cao. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp bảo tồn một cách thiết thực nhất để không làm mất đi giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi miếu. Đây còn là một trong những công trình kiến trúc hiện hữu trên đất Cố đô mang nét đẹp tiêu biểu về tâm linh, tín ngưỡng từ hàng trăm năm về trước và còn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
Tấm bia cổ ghi lại lịch sử hình thành cũng như tên tuổi những người có công xây dựng miếu.
Gian nhà chính giờ đây chỉ còn lại đống đổ nát.
Một họa tiết cổ còn khá rõ nét nằm phía bên trên gian gian chính giữa miếu.
Tượng kỳ lân được đặt trước ngôi miếu cũng dần tàn lụi theo thăm trầm của thời gian.
Tấm bình phong đổ nát được đặt trước Miếu.
Văn Nhân viết thêm
Vì lí do …không hiểu nổi tác giả bài viết đã không kể ra những vì ‘tiên đế’ thờ ở gian giữa miếu lịch đại :
…Gian giữa thờ Phục Hy tại chính trung. Vị tả nhất (vị trí bên trái kề chính trung) thờ Thần Nông. Vị hữu nhất (vị trí bên phải kề chính trung) thờ Hoàng Đế. Vị tả nhị thờ Đường Nghiêu. Vị hữu nhị thờ Ngu Thuấn. Vị tả tam thờ Hạ Võ. Vị hữu tam thờ Thương Thang. Vị tả tứ thờ Chu Văn. Vị hữu tứ thờ Chu Võ.
Sao đây ? người Việt tuyệt đối không bao giờ thờ tiên đế của ngoại nhân …
Bên lề bài viết còn vài điều phải bàn .
….Gian tả nhất (gian bên trái kề gian giữa) thờ các vị vua khai sáng cõi Việt: …Sĩ Vương,
Hiện giờ nhiều sử gia Việt coi Sĩ Nhiếp là tên quan …cướp nước …
Thông tin khác
…mùng 5 tháng 5 âm lịch, vua phái một quan văn tam phẩm đi tế miếu Lịch Đợi …không lẽ vua quan nhà Nguyễn tế Khuất Nguyên người nước Sở ?
Dân gian có câu : …Tháng 5 ngày tết Đoan Dương , là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn lang .
Việt Thường là tên tộc ‘Ta’
Văn lang là tên nước ‘Ta’
Ắt hẳn mẹ Việt Thường Văn lang có vị trí cực cao trong tâm thức người Việt,
Bà là ai ?
Sử thuyết Hùng Việt cho bà tên tục là Đỗ thị Ngoan hiệu là Đoan trang công chúa vợ của Vũ vương (Châu Vũ vương ?), Đạo hiệu là Hương Vân cái bồ tát.
Vài điều ghi nhận : theo phép phiên thiết : đỗ ngoan thiết đoan chính từ tên gọi Đỗ thị Ngoan dân gian đã tạo ra tên Đoan Trang công chúa.
Hương Vân nghĩa là Làng Vân > làng Văn ; làng Văn biến hóa ra : lang Văn rồi đảo thành Văn lang tên nước ‘Ta’.
Bà Đỗ thị Ngoan còn gọi là Đỗ Qúy thị được họ Đỗ tôn là tổ mẫu của dòng họ,
ngoài ra bà chính là tổ nghề nấu rượu của làng Vân (Vân hương mĩ tửu) .., thực ra làng Vân cũng chỉ là âm hưởng của Văn Lang mà thôi.
Nguồn tin: Internet
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự