Lễ cúng rừng độc đáo của người Hà Nhì

Thứ tư - 06/03/2019 03:36
Vào dịp đầu năm, tới vùng cao Y Tý, Bát Xát (Lào Cai), người dân hay gặp những sợi dây căng để buộc lưỡi giáo mác báo cấm trên các con đường chính vào bản để xua đuổi tà ma.
Khi các nghi lễ hoàn tất, lễ vật được hạ xuống và chia đều cho mọi người cùng thưởng thức lộc rừng.
Khi các nghi lễ hoàn tất, lễ vật được hạ xuống và chia đều cho mọi người cùng thưởng thức lộc rừng.

Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 1

Rừng thiêng của người Hà Nhì luôn nằm ở vị trí cao nhất của bản làng. Họ coi đây là nơi ngự trị của các thần linh. Cộng đồng người Hà Nhì vẫn lưu giữ một phong tục đặc biệt là lễ Gạ Ma Gio cúng rừng đầu năm. 

Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 2

Tại các huyện Y Tý, Bát Xát (Lào Cai), trước ngày diễn ra Lễ cúng rừng Gạ Ma Gio, người Hà Nhì tổ chức nghi lễ cấm bản. Sau lễ cúng, dây được căng lên buộc những lưỡi giáo mác đẽo từ tre nứa báo cấm trên các con đường chính dẫn vào bản để xua đuổi tà ma.

Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 3

Lễ được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Trong ảnh, người dân bản Lao Chải tập trung ở nguồn nước tự nhiên trong bản để nổi lửa và vệ sinh sạch sẽ khu vực cúng tế.

Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 4

Các hộ dân trong bản mang lễ vật là một đôi gà, kẹp xôi, rượu, hương… để làm lễ tạ nguồn nước đã nuôi sống bản làng bao đời qua.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 5
Phần lộc cúng tế nguồn nước sẽ được chia đều cho các hộ dân trong bản thưởng thức ngay tại chỗ.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 6
Sau khi lễ tạ nguồn nước kết thúc, các thành viên trong bản mang nước từ dưới lên rừng cấm làm lễ. Mọi hành vi xâm phạm đối với rừng đều bị lên án và phải chịu hình phạt thích đáng. Mỗi thôn bản của người Hà Nhì đều có khu rừng cấm, đến mức việc nhặt củi mục cành gãy cũng không được phép. Việc bảo vệ rừng được thực hiện bởi cộng đồng trong bản.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 7
Trong lễ này, mọi công việc phải tiến hành trong rừng già. Củi được người dân mang từ dưới bản lên bởi quy định cấm tuyệt đối khai thác rừng.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 8
Việc dọn dẹp ban thờ và đặt lễ diễn ra với đầy đủ trình tự, thực hiện bởi hai thầy cúng.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 9
Gà và lợn được cúng tế tại phiến đá đặt trước ban thờ thần rừng.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 10
Sau đó thịt lợn được chế biến để làm lễ dâng lên thần linh.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 11
Không ai được đi giày dép trong khu rừng cấm của buổi lễ, việc này nhằm bày tỏ lòng tôn kính đến thần rừng. Chỉ ngôn ngữ của người Hà Nhì được sử dụng tại đây, tuyệt đối không dùng ngôn ngữ khác.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 12
Trước cửa khu rừng cấm, người dân đặt một cây nứa có tấm đan, tiếng địa phương gọi là “Ta Leo” - biển cấm vào rừng.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 13
Lễ vật gồm thủ lợn, con gà, kẹp xôi kèm quả trứng luộc, rượu và nước gừng. Thầy cúng chắp tay cung kính để tạ ơn thần rừng đã ban phát sự no ấm cho dân bản
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 14
Sau khi hai thầy làm lễ xong, những người đàn ông đại diện cho mỗi hộ dân bản Lao Chải lần lượt quỳ khấn trước ban thờ.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 15
Rượu lộc được chia đều cho dân bản Lao Chải có mặt trong buổi lễ.
Le cung rung doc dao cua nguoi Ha Nhi hinh anh 16
Trong các làng bản của người Hà Nhì, việc quản lý bảo vệ rừng, giữ nguồn nước luôn được đồng bào coi trọng và có cách ứng xử nhân bản từ xưa đến nay.

Nguồn tin: zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây