Triển lãm “Bí mật đại dương từ những con tàu cổ” trưng bày 500 hiện vật được trục vớt từ các con tàu cổ ở biển Đông và chọn lọc từ kho tàng di vật đồ gốm sứ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc của Bảo tàng lịch sử quốc gia.
Ông Nguyễn Dương Hoàng, BTC triển lãm, cho biết: “Chúng tôi tổ chức triển lãm nhằm lưu giữ các vật phẩm lịch sử của dân tộc có niên đại từ thế kỷ 15 đến 18. Triển lãm trưng bày mang tính hội họa nhưng cũng không kém phần nghệ thuật”.
Mảnh thân dính chặt đồ gốm, hàu và san hô của một con tàu được phát hiện tại Cù Lao Chàm vào thế kỷ 15.
Bình, lọ gốm sứ chồng dính lên nhau, trang trí nhiều hoa văn cổ ở tàu cổ Hòn Gai.
Tranh cuốn “Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng” được vẽ vào thời Edo, thế kỷ 17-18, miêu tả cảnh Châu Ấn thuyền từ Nagasaki (Nhật Bản) vượt biển sang buôn bán với Đàng Trong (miền Trung Việt Nam ngày nay), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia Kyushu, Nhật Bản.
Di cốt một phụ nữ khoảng 18-19 tuổi và nhẫn vàng mặt đá ruby thế kỷ 15 của tàu cổ Cù Lao Chàm.
Đĩa trang trí hoa văn lạ và ấm trà với nhiều hình thù độc đáo thế kỷ 15 của tàu cổ Cù Lao Chàm cũng được bày biện tỉ mỉ trong triển lãm.
Chóe men trắng hoa lam trang trí pha trộn giữa đề tài hoa lá theo phong cách truyền thống Trung Hoa và đề tài phong cảnh châu Âu trên tàu cổ Hòn Gai.
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga được khai quật tại đầm cổ Cù Lao Chàm năm 1999-2000. Hiện vật này có kích thước lớn nhất và nguyên vẹn nhất được khai quật trong tàu đắm tại Cù Lao Chàm. Chiếc bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.
Tượng người phụ nữ quý tộc và bình trang trí Kỷ lân được làm bằng gốm men trắng hoa lam thế kỷ 15 trên tàu Cù Lao Chàm.
Đĩa trang trí long mã làm từ gốm men trắng hoa lam nhiều màu thế kỷ 15.
Bát đĩa, hộp lọ trang trí làm bằng gốm men lam trắng và gốm màu trên tàu cổ Hòn Cau, Bình Thuận.
Triển lãm thu hút nhiều sự quan tâm của du khách, đặc biệt là người nước ngoài, kéo dài đến hết ngày 18/5 năm nay.
Nguồn tin: zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự