1 - Không uống trà và cà phê khi bụng đói
Uống trà hay cà phê vào sáng sớm, khi bụng chưa có gì để tiêu hóa hại nhiều hơn lợi.
Uống cà phê khi đói sẽ làm tăng acid dạ dày, gây ra ợ chua và khó tiêu suốt cả ngày. Còn uống trà khi bụng đói sẽ làm đình trệ việc tiết dịch vị và làm giảm hoạt động của mật, acid có trong dạ dày. Điều này làm cho ăn không thấy ngon miệng.
2 - Không uống thuốc khi đói
Có một số loại thuốc được chỉ định uống trước khi ăn nhưng hầu hết các loại thuốc đều được khuyên uống khi ăn hoặc sau khi ăn.
Các thuốc có thể gây nôn mửa hay choáng cần được uống tốt nhất là sau khi ăn để tác dụng phụ này của thuốc được giảm bớt.
Uống thuốc sau khi ăn cũng làm giảm kích ứng với dạ dày, giảm khó tiêu và khối u. Uống thuốc sau khi ăn cũng giúp cơ thể hấp thu dược tính của thuốc tốt hơn.
3 - Không tập thể dục khi đói
Tập thể dục lúc đói không giúp bạn ốm đi như bạn nghĩ. Glycogen là nguồn năng lượng yêu thích của cơ thể khi tập thể dục, có thể được tích trữ trong khoảng từ 12-16 giờ đồng hồ trước khi cơ thể cần thêm.
Trong khi cơ thể bạn vẫn còn đang phát hiện mức glycogen thì cơ thể không thể đốt mỡ. Do đó, bạn kết thúc việc đốt mỡ nhưng lại dự trữ thêm chất béo. Khi đói, chúng ta chỉ nên tập thể dục với cường độ và áp lực nhẹ mà thôi.
4 - Không hấp thu cồn khi bụng đói
Uống bia rượu khi đói sẽ đưa cồn đi thẳng vào máu. Cồn được “phân phối” nhanh chóng đi khắp cơ thể làm cho các mạch máu giãn ra. Điều này gây ra giảm nhịp tim và giảm huyết áp. Khi mức độ cồn trong máu càng cao thì nhịp tim và huyết áp càng mất kiểm soát.
5 - Không nên di chuyển khi đói
Di chuyển trên các phương tiện vận chuyển khi đói có thể gây ra một số bất ổn khó chịu. Khi di chuyển, bạn nên ăn nhẹ vừa đủ no chứ không nên nhịn đói.
Ngoài ra, cần tránh một số loại thực phẩm khi di chuyển như các thức uống giải khát có ga, bông cải xanh, súp-lơ.
Trần Trọng Hiếu (theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự