Thiếu ngủ kinh niên
Người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 tiếng/đêm để đảm bảo sức khỏe. Khi bạn ngủ, cơ chế chuyển hóa sẽ hoạt động tích cực để đào thải độc tố và các phế phẩm tích tụ trong ngày.
Vì vậy, thiếu ngủ đồng nghĩa cơ chế không được kích hoạt khiến các chất độc hại tích tụ lâu trong não và dẫn tới tổn thương nghiêm trọng. Về lâu dài, nó gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, như chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (Alzheimer).
Trùm kín đầu khi ngủ
Nhiều người có thói quen trùm kín đầu khi ngủ, đặc biệt vào mùa lạnh. Tuy nhiên, thói quen này đồng nghĩa bạn hít lại không khí đang thở ra và khiến các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy kéo dài.
Trường hợp nhẹ thì đau đầu, mệt mỏi còn nặng thì suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Quên bù nước cho cơ thể
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể và là thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất. Đây là lý do mất nước có thể dẫn đến một số vấn đề như táo bón, sỏi thận, cơ thể mệt mỏi...
Đối với não bộ, nước chiếm tỉ lệ 85% nên mất nước khiến não bị co lại, ảnh hưởng đến cảm xúc như dễ nóng giận và lo lắng, gây ra các cơn đau đầu và thậm chí làm thay đổi chức năng não.
Stress kéo dài
Lượng cortisol dư thừa có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa, kích thích thèm ăn dẫn đến tăng cân, kích hoạt cơ chế gây viêm, giảm chức năng miễn dịch và có thể dẫn tới bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Đặc biệt, stress kéo dài ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, gây kiệt quệ tinh thần, dễ lo âu, nóng giận và “sương mù não” - tình trạng não bộ không thể tập trung và suy nghĩ rõ ràng.
Lười vận động, thiếu cơ chế kích thích trí não
Người càng vận động trí óc nhiều thì càng ít nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ khi về già. Lý do là các hoạt động kích thích trí óc như học tập, đọc sách báo và tích cực tham gia hoạt động xã hội có thể giúp bảo toàn cấu trúc não.
Trong khi đó, vận động thể chất giúp giảm bớt căng thẳng, tái tạo năng lượng, mang lại cảm giác hạnh phúc, cải thiện sức khỏe tinh thần và ngủ ngon hơn.
Sử dụng tai nghe với âm lượng cao
Dùng tai nghe ở mức âm lượng tối đa, có thể làm hỏng thính giác của bạn vĩnh viễn. Ngoài vấn đề mất thính giác, tình trạng này còn có liên quan đến các vấn đề về não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và mất mô não.
Vì vậy, hãy giảm âm lượng xuống, không lớn hơn 60% âm lượng tối đa của thiết bị và cố gắng không nghe trong thời gian liên tục.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự