Trà xanh
Uống đồ uống nóng sẽ giúp làm lỏng dịch tiết ở xoang. Đồng thời, trà xanh nóng có tác dụng điều trị các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngâm túi trà xanh trong 3-5 phút, thêm mật ong hoặc nước cốt chanh và sử dụng. Nên dùng thức uống này 2 -3 cốc/ngày.
Mật ong
Mật ong được biết đến với đặc tính chữa bệnh và kháng virus mạnh mẽ. Thêm vào đó, hàm lượng chất chống oxy hóa trong mật ong còn có lợi cho việc điều trị cảm lạnh và làm dịu cơn đau họng. Có thể thêm mật ong vào sữa hoặc thức uống nóng và dùng trước khi ngủ.
Trà gừng
Gừng cải thiện bệnh cảm lạnh bằng cách giảm cảm giác ớn lạnh và làm ấm cơ thể. Gừng có mùi thơm nhẹ, giúp mũi được thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, gừng còn được biết đến với đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Giã nát gừng và ngâm trong nước nóng vài phút. Lọc lấy nước, thêm mật ong vào trộn đều. Nên uống khi trà còn nóng và dùng 2-3 tách mỗi ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp gừng vào các món canh nóng để tăng khả năng giải cảm.
Tỏi
Tỏi là nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp, được biết đến với nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, tỏi còn chứa nhiều hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây cảm lạnh và làm giảm các triệu chứng như đau đầu và nghẹt mũi.
Nghiền nát 1-2 tép tỏi trộn với 1 thìa mật ong và sử dụng. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày sẽ cải thiện chứng cảm lạnh hiệu quả.
Nước trái cây
Các loại nước ép như cam, việt quất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Những chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn chặn sự lây nhiễm virus.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự