Ung bướu ở phổi, nguyên nhân và cách phòng tránh

Thứ bảy - 08/10/2016 22:39
Thông thường các bệnh nhân ung thư phổi đi khám và phát hiện bệnh đã ở giai đoạn khá nặng, khiến cho các bác sĩ vô cùng vất vả trong điều trị nhưng không đem lại nhiều hiệu quả.
Ung bướu ở phổi, nguyên nhân và cách phòng tránh
Cách tốt nhất là chính các bệnh nhân phải có một kiến thức nhất định về căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới này.

Bài viết “Hành trình hồi phục kỳ lạ của bà bán nước” có đề cập đến trường hợp thoát chết kỳ diệu của bà Nguyễn Thị Thu rất đáng quan tâm và có thể là bài học quý cho những ai gặp phải tình huống tương tự.

Tuy các bác sĩ chưa khẳng định bà Thu có bị ung thư phổi hay không, nhưng họ đã nhận thấy trên phổi của bà Thu có khối u và khuyên bà đến Bệnh viện U bướu để làm sinh thiết. Rất tiếc là bà Thu đã không đi, nên chúng tôi không thể đánh giá được hiệu quả bài thuốc của lương y Nguyễn Đức Hai với bệnh ung thư phổi, nhưng với những triệu chứng được kể ra thì bệnh của bà đã ở mức độ rất nặng.

Bệnh về phổi thường diễn biến rất nhanh. Bà Thu bị sụt cân, ho ra máu, cơ thể suy nhược nặng… nếu không được điều trị đúng, rất dễ dẫn đến tử vong. Chữa khỏi được ca nặng như vậy chứng tỏ rằng Đông y của Việt Nam hết sức kỳ diệu.

Chúng ta vẫn được tuyên truyền rằng, u bướu và ung thư phổi có nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Ung thư phổi thường gặp ở nam giới do họ hút thuốc lá nhiều hơn, tiếp xúc với môi trường độc hại cũng nhiều hơn và họ thường chủ quan, không có biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với môi trường độc hại.

Bà Thu làm nghề bán quán nước ở cửa đền. Bà không hút thuốc, nhưng ngày ngày bà phải chịu cảnh hút thuốc lá thụ động của biết bao nhiêu khách hàng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tình nghiêm trọng của bà.

Hút thuốc lá thụ động là không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc, từ hơi phả ra từ người hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm hơn hút thuốc lá trực tiếp rất nhiều lần vì khói toả ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa nhiều chất độc hại hơn gấp 26 lần do không được lọc qua thân điếu thuốc và đầu lọc.

Tại Việt Nam, có một tỷ lệ rất lớn phụ nữ mắc ung thư phổi mà nguyên nhân do người nhà nghiện thuốc. Điều này là tiếng chuông cảnh tỉnh đến các ông chồng, cứ vô tư hút thuốc, nhả khói. Họ “không sợ chết” nhưng rất có thể vợ, con họ sẽ chết vì khói thuốc của họ.

Triệu trứng của bệnh ung thư phổi rất giống với diễn biến bệnh tình của bà Thu. Ở giai đoạn ban đầu, ung thư phổi thường không có biểu hiện đặc biệt. Họ có thể bị ho kéo dài, dai dẳng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm, dị ứng thông thường.

Bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, sức đề kháng yếu... Về sau, những cơn ho càng ngày càng nặng hơn.  Khả năng hấp thụ dưỡng khí kém khiến bệnh nhân phải thở gấp. Giai đoạn sau, bệnh nhân bị ho ra máu, giọng nói khàn khàn, nhiễm trùng phổi, hoặc cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc, giảm cân nhiều và không rõ nguyên nhân.

Khi bướu xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh, bệnh nhân sẽ bị đau cánh tay, đau vai và đau rát ngoài da. Khi khối u phát triển và chèn ép khiến bệnh nhân tức ngực, đau trong ngực, khó thở. Đến lúc này thì bệnh đã nặng và rất khó để chữa trị.

Thông thường các bệnh nhân ung thư phổi đi khám và phát hiện bệnh đã ở giai đoạn khá nặng, khiến cho các bác sĩ vô cùng vất vả trong điều trị nhưng không đem lại nhiều hiệu quả.

Cách tốt nhất là chính các bệnh nhân phải có một kiến thức nhất định về căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới này, nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào và làm ở môi trường độc hại, nhiều khói bụi.

Để đề phòng ung thư phổi, chúng ta nên từ bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc. Khi ra ngoài đường, chúng ta nên đeo khẩu trang, nhất là trong điều kiện đường sá ngày càng ô nhiễm không khí do bụi và mật độ khí thải xe cộ quá nhiều.

Những người làm việc trong môi trường độc hại như hầm mỏ, công trường xây dựng, xưởng máy xay xát, thợ xẻ đá, nhà máy hóa chất… nên có các biện pháp bảo hộ thật cẩn thận và thường xuyên khám sức khỏe.

Những người nghiện thuốc lá và bị hút thuốc lá thụ động nên đi khám ngay khi thấy ho kéo dài bất thường.  Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng nhiều rau có màu xanh thẫm, ít thịt, chăm chỉ luyện tập thể thao cũng loại bỏ rất nhiều nguy cơ ung thư phổi.

 
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây