Ngộ độc thực phẩm và cách xử lý nhanh chóng

Thứ ba - 11/10/2016 15:00
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào cho đúng cách?
Ngộ độc thực phẩm và cách xử lý nhanh chóng
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng hoặc đôi khi có kèm theo sốt, gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới suy gan hại thận, thậm chí tử vong.

Gây nôn
Trước hết, đối với người bệnh khi có những biểu hiện của ngộ độc, nếu vẫn còn tỉnh táo hay biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì cần phải làm cho thức ăn cùng với chất độc được đào thải ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt bằng cách: móc họng, dùng lông gà ngoáy  họng hoặc cho bệnh nhân uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.
 
Chú ý, khi gây nôn nên để đầu bệnh nhân nghiêng sang 1 bên, để đầu thấp. Tuyệt đối không để bệnh nhân nằm ngửa khi gây nôn vì dễ gây sặc lên mũi, phổi dẫn đến tử vong.

Bù điện giải 
Sau khi gây nôn, nên cho bệnh nhân uống than hoạt tính để trung hòa hết chất độc còn trong đường tiêu hóa, đồng thời bù điện giải bằng cách uống oresol.
 
Trị ngộ độc thực phẩm bằng gừng
Sau khi gây nôn, nếu bệnh nhân giảm các triệu chứng ngộ độc thì có thể dùng gừng để làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn khó chịu cho người bệnh.

- Gừng, có thể đun nước sôi với vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 - 4 giờ. 

- Có thể cho bột gừng vào soda để dễ uống hơn. Có thể uống sang ngày kế tiếp.

- Ngộ độc hải sản: Gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g nấu với 2 chén nước còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần.
 
Ngộ độc thực phẩm nặng
Ngộ độc nặng là các trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây ngộ độc nhiều hơn 6 giờ. Lúc này, chất độc đã hấp thu 1 phần vào cơ thể.

Sau khi gây nôn cho người bệnh, cần xử trí như sau:

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo… để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

- Dùng cháo để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
 
- Dùng chất giải độc: uống hỗn hợp than hoạt tính
 
Với những trường hợp này, sau khi xử lý đúng cách tại nhà, cần khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu, điều  trị phù hợp, kịp thời.

Biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm

- Đau bụng quằn quại, tiêu chảy.
- Đau đầu, choáng váng, sốt nóng.
- Buồn nôn.
- Đau họng.
- Khó thở, da tím tái, vã mồ hôi.
- Co giật thậm chí trụy mạch, tổn thương não gây tử vong.
Tổng hợp
(Theo Tuổi trẻ Thủ đô)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây