Hơn 40 ca
phá thai mỗi ngày!
Chỉ trong vòng 10 phút đầu giờ sáng ngày 2/3, phòng tiếp
đón của Trung tâm Kế hoạch hoá gia đình - Bệnh viện Phụ sản TƯ đã giải quyết và
tư vấn cho 27 trường hợp nạo phá thai, trong đó có 2 ca thai to. Hàng loạt các
câu hỏi lặp đi lặp lại với từng bệnh nhân như: Đẻ lần nào chưa? Đẻ thường hay mổ
đẻ? Chậm kinh bao nhiêu lâu? Cầm CMTND theo không? Nhớ khai tên tuổi rõ ràng
theo CMTND để kiểm tra, không là phải làm lại từ đầu đấy...
Một người đi phá thai, kèm theo 1, 2 người nhà đi cùng
khiến hành lang hẹp chưa đầy 1,5m của trung tâm trở nên chật cứng. Kèm theo các
câu hỏi về chuyên môn, các bác sĩ lại tranh thủ mát mẻ: “Đông vui thế này nhỉ?
Đứng thế này làm sao tôi đi được?”.
Tiếp theo đó là tiếng “gắt gỏng” vì những bệnh nhân
“lơ ngơ” nộp sổ y bạ mà hoá đơn khám bệnh chưa mua, hoá đơn thuốc, hoá đơn làm
thủ tục hút thai cũng không làm theo lời dặn của bác sĩ.
Trước cửa phòng khám KHHGĐ, bệnh viện Phụ
sản TƯ luôn kín người
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, giám đốc Trung tâm
Kế hoạch hoá gia đình, Bệnh viện Phụ sản TƯ khá buồn khi đưa ra con số nạo phá
thai đầu năm: “Chúng tôi bắt đầu làm từ thứ 2, ngày 22/2, và ngày nào cũng hơn
45 ca, tăng 1,5 so với ngày bình thường. Hơn 40 ca là chúng tôi phải hạn chế đấy,
phải trả về khoảng 20 ca khác vì do phòng ốc chật hẹp, bệnh viện đang xây dựng,
chỉ có 1 bàn làm thủ thuật thôi. Chúng tôi làm cật lực từ sáng đến chiều, huy động
tất cả dụng cụ, kín thời gian từ sáng đến lúc đánh kẻng buổi chiều. Trong lúc
những ngày bình thường chỉ dao động 20-30 ca là cùng".
BS Minh cũng cho biết thêm, năm nay số người nạo phá
thai đầu năm nhiều hơn hẳn năm ngoái. Năm ngoái, cũng vào dịp này, chỉ có từ
10-15 ca nạo phá thai mỗi ngày. Ca trẻ nhất trong hai tuần đầu năm là một học
sinh 17 tuổi, đang học lớp 11, có thai 10 tuần. HS này được bố mẹ bảo lãnh để nạo
phá thai.
Chung cảnh tăng đột biến, một phòng khám gần Bệnh viện
Phụ sản TƯ đang phải khám và nạo hút thai cho 6-7 ca mỗi ngày, trong khi ngày
bình thường chỉ là 2-3 ca, có ngày không có ca nào. Bà chủ phòng khám cho biết,
có em học sinh 17 tuổi đi phá thai, kéo theo một đám bạn thân hộ tống đi cùng. Dường
như sự xấu hổ vì có thai ở độ tuổi vị thành niên chẳng còn tồn tại ở nhóm bạn
này vì tất cả đùa vui ríu rít như... đi picnic.
Sinh viên
trường Y, có 2 con cũng đi nạo thai
Là một phần trong công việc của bác sĩ sản khoa nhưng
việc phải đình chỉ thai luôn là nỗi ám ảnh của bất cứ bác sĩ nào phải nhận công
việc này. Ám ảnh từ ánh mắt của những cô bé 14, 15 tuổi nhưng mang vác một cái
thai 17, 18 tuần; Ám ảnh từ những câu trả lời không biết đến các biện pháp
tránh thai nào của những nữ sinh viên các trường ĐH, CĐ, thậm chí cả sinh viên trường
ĐH y; Ám ảnh nguy cơ vỡ tử cung của những bà mẹ mổ đẻ hai lần nhưng vẫn nạo hút
thai...
Nhiều năm lại đây, HS, SV đi nạo phá thai luôn chiếm từ
20-30% trong tổng số ca phá thai (năm 2009, tại bệnh viện Phụ sản TƯ, con số
này là 5.000 ca phá thai dưới 3 tháng).
Có nhiều em đến các phòng khám với nhiều tên khác
nhau. Khi được nhận dịch vụ siêu âm miễn phí sau 1 tuần phá thai, khi trở lại
đã không thể nhớ được tên mình khai ban đầu.
BS Minh trăn trở: “Là SV, họ phải là những người có
trình độ học vấn chứ? Nhưng ý thức thực hiện các dịch vụ bảo vệ mình rất kém.
Mà vấn đề này vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe hiện tại và sau này”.
Việc kém ý thức thực hiện các biện pháp tránh thai, bảo
vệ mình còn diễn ra ở nhiều phụ nữ đã lập gia đình, mổ đẻ 1 đến 2 lần. Mổ đẻ
cũ, lại đi phá thai, nguy cơ vỡ tử cung là rất lớn.
Có trường hợp mới mổ đẻ mới được 4 tháng đã nhập viện
phá thai 10 tuần. Nhưng nhau thai ở vị trí không bình thường, bám thấp trong tử
cung, bám vào vết mổ... khi lôi nhau thai ra đã thủng luôn vết mổ. Băng huyết rất
nặng buộc các bác sĩ phải mổ bụng, cắt toàn bộ dạ con thì bệnh nhân mới cầm máu.
Mới đây nhất, tại Bệnh viện Phụ sản TƯ, một phụ nữ
trên 40 tuổi, phá thai xong nhưng nhau thai ăn vào vết mổ nên sau khi phá thai
băng huyết tới 3 lần. Mặc dù bệnh nhân vừa mới ra viện cách đây 2 hôm nhưng
nhau thai vẫn chưa rơi khỏi vết mổ. Tuy vậy, bệnh viện vẫn quyết định không thể
đụng dao kéo lần nữa vì như thế lại chảy máu ồ ạt. Các bác sĩ buộc phải dùng thuốc
sử dụng trong khoa ung thư nguyên bào nuôi, dùng để chữa chửa trứng, hy vọng
làm tế bào nhau thai tự hoại tử.
Buốt sống
lưng mỗi lần phải phá thai to
Nhưng kinh hoàng nhất với các bác sĩ là trường hợp phải
phá thai to. Đó là việc đỡ những đứa trẻ phải sinh ra bằng gây sẩy thai nhân tạo.
Nếu như hút thai dưới 3 tháng, các bác sĩ chỉ phải chứng kiến những “mảnh vỡ” chưa
thành hình hài thì việc đỡ cho các ca sẩy thai này là chứng kiến những hài nhi
đã hoàn thiện nhưng bé xíu và chịu một cái chết oan nghiệt.
“Tôi luôn có cảm giác bồng bềnh, buốt dọc sống lưng mỗi
khi đỡ cho những hài nhi xấu số này. Việc dùng thuốc làm bong thai, cắt đi nguồn
dinh dưỡng giữa mẹ và con nên phần lớn các trẻ này đều đã chết trong bụng mẹ.
Nhưng cũng có vài đứa trẻ được đẻ ra nhanh quá, vẫn còn thoi thóp, nhưng chỉ ra
nhịp thở cuối cùng, rồi sau đó “đi” luôn. Có muốn cứu cũng không được vì bé mới
chỉ nặng xấp xỉ 400gr”.
“Là phụ nữ, tôi thấy chạnh lòng vô cùng cho những những
đứa trẻ này xấu số. Những đứa trẻ khác ra đời được nâng niu, trân trọng, yêu
thương đến thế. Còn những đứa trẻ này, 20 đến 22 tuần, đầy đủ hình hài, hoàn
thiện rồi, là con búp bê nhỏ rồi, nhưng phải chết. Cái chết này thực là oan nghiệt”,
BS Hồng Minh tâm sự.
Có thời điểm, mỗi ngày BS Minh phải đỡ 4, 5 đứa trẻ phải
chết tức tưởi như thế. Và đồng nghĩa với nhiều đêm BS mất ngủ vì trong lòng nặng
trĩu ưu tư. Có không ít bác sĩ phải tìm sự tĩnh tâm trong cõi phật, chăm đi lễ
chùa như để lòng mình thanh thản hơn.
Nguồn tin: VTC
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự