Ngẫm lại, những ngày buồn, ta có bao giờ tìm xem những nguyên nhân nào hoặc vì sao ta buồn? Đôi khi tự ta cũng nhận thấy, nỗi buồn đến với ta từ rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan có, khách quan có. Nguyên nhân lớn có, nhỏ có. Khi buồn, ta thường suy nghĩ tiêu cực về cuộc đời, về mọi người xung quanh. Khi buồn, ta bị ức chế nên ngôn ngữ và hành động không còn trong sáng nữa. Khi buồn, tinh thần ta bị động và bị cái buồn chiếm lấy, chúng sẽ điều khiển ta.
Những ngày buồn rồi cũng sẽ qua và tưởng rằng không phương hại đến ai. Nhưng nếu ta ngồi suy nghĩ lại cho tỏ tường thì thấy nó sẽ phương hại đến nhiều người. Thứ nhất, người bị ảnh hưởng trực tiếp là bản thân ta. Ta hoang mang, ta tiêu cực, ta chán đời. Thứ nhì, những người xung quanh ta sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp. Đó là những người thân của ta, những người bạn của ta và cả những thứ khác tồn tại xung quanh ta cũng bị ảnh hưởng.
Có bao giờ ta suy nghĩ về việc “thoát buồn”? Chuyện “thoát buồn” tưởng dễ nhưng khi thực hiện cũng vô vàn khó khăn. Để “thoát buồn”, tâm ta phải tịnh, trí ta phải sáng, tinh thần ta kiên định và không bị sa ngã bởi những tác động xung quanh.
Ai cũng có những ngày buồn, cái chính ta phải biết “hạn định” của những nỗi buồn, hãy cố chuyển hóa chúng, đừng để nó kiểm soát ta...
Tác giả bài viết: Trần Thành Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự