Phật giáo là một tôn giáo có
mặt từ thời cỗ đại với bề dày lịch sử hơn 26 thế kỉ . Với tôn chỉ của một đạo
giác ngộ, Phật giáo đã chủ trương cứu đời bằng hai phương diện: tình thương và
trí tuệ.
Về mặt tình thương , Đức Phật
dạy con người nên đối xử với nhau bằng tâm từ bi ,mà cụ thể là không giết hại
con người và các sinh vật khác. Một trong những lời dạy nổi tiếng cũa Phật là
kêu gọi sự không giết hại: ”Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ chết . Vì vậy
cho nên chớ giết , chớ bảo người khác giết “. (Pháp cú 129)
Lời dạy này đã được chùng đệ
tử của ngài tuân thủ và trên đường truyền đạo từ hơn hai ngàn năm nay. Phật
Giáo chưa làm tổn hại cũa ai một giọt máu nào cả. Không những thế, Đức Phật còn
chỉ dạy cho chúng ta hãy sống với tâm bố thí, tâm xả, vị tha, cứu khổ muôn
loài. “Cỏ làm hại ruộng vườn, tham dục hại người đời. Bố thí, người lìa tham,
do vậy được quả lớn “ (PC 356).
Ngài khuyến khích mọi người
hãy sống với tâm không hận thù: với hận diệt hận thù, đời này không có đựợc.
"Không hận diệt hận thù, là định luật ngàn thu“ (PC 5).
Ngày nay PG được thế giới
công nhận là một tôn giáo hòa bình là vì tình thương ấy của Phật đã lan truyền
sang chúng đệ tử và được nối tiếp suốt mấy nghìn năm trên hành tinh của chúng
ta. Về mặt trí tuệ, Đức Phật đã dẫn dắt một đời sống tỉnh thức an trú với vô
tham, vô sân, vô si, thường tu tập chính niệm, thường làm các thiện pháp và
tinh tấn không mỏi mệt trên con đường hoàn thiện chính mình. “Nỗ lực giữ chính
niệm. Tịnh hạnh, hành thận trọng. Tự điều, sống theo pháp. Ai sống không phóng
dật, tiếng lành ngày tăng trưởng“. (PC 24) .
Như thế đạo Phật là một đạo sống. Sống cho mình, cho người và cho muôn loài,
nên mặc dầu là một tôn giáo không có giáo quyền, không có những cách tổ chức
chặt chẽ, thế nhưng đạo Phật vẫn tồn tại vì những lời dạy nói trên đã đem lại
lợi ích cho muôn loài.
Đạo Phật truyền vào Việt
Không phải vô cớ mà khi lên
ngôi vua năm 544 (thế kỉ 6), Lí
Những đạo lí nhân quả, nghiệp
báo luân hồi thấm sâu vào dòng máu Việt với những truyện cổ tích nhân gian như
Tấm Cám, Sinh con rồi mới sinh cha….. Những đức tính tuyệt vời cũa con người
như siêng năng, tinh tấn, nhẫn nhục cứu đời, hi sinh cho tổ quốc được dân tộc
ứng dụng một cách không đắn đo suy tính. Để từ đó có một xã hội Việt Nam như
ngày nay, một xã hội đầy tình bao dung khăng khít, thể hiện dòng giống con Hồng
cháu Lạc, tình người thắm đượm bởi vì tất cả là con một nhà như truyện truyền thuyết
“một mẹ trăm con“.
Xã hội Việt
“Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha mất gót con đen sì “
“Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau“
“Anh em như thể tay chân“
“Chữ rằng chị ngã em nâng“
“Thuận vợ thuận chồng táp biển Đông cũng cạn“ ….
Để có được một gia đình trên thuận dưới hòa thì phải có hai yếu tố là tình
thương và trí tuệ. Từ tình thương, cha mẹ con cái, anh em vợ chồng có thể sống
hòa hợp an vui, mặc dầu gia đình ấy không khá giả, có khi là rất nghèo khổ:
“Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon“
Từ trí tuệ, các thành viên trong gia đình có thể đòan kết để xây dựng, để chống
đỡ các sự phá họai từ bên ngòai:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn“
Hay :
”Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau“.
Từ những ca dao tục ngữ trên, nếu xem lại kinh Thiện Sinh, còn gọi là kinh “Lễ
bái sáu phương“ thì ta sẽ ngạc nhiên khi thấy Đức Phật đã dạy một cách cặn kẽ
tình thương của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ, của vợ chồng,
của anh chị em, hơn thế nữa, còn đối các bậc trưởng thượng như thầy tổ, các
quan hệ khác như bạn bè, hàng xóm láng giềng, ngừơi ăn kẻ ỡở trong nhà …. và
cũng qua một số kinh điển khác ta thấy rõ gia đình Việt
Thời đại ngày nay, do ảnh hưởng của văn minh vật chất, của văn hóa ngọai lai,
cái tình gia đình ấy của dân tộc Việt
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần
đưa nền giáo dục Phật Giáo vào đời sống gia đình. Các gia đình đã phát nguyện
quy y tam bảo cần có những sinh hoạt chung để củng cố niềm tin của mình, để xây
dựng đạo đức bản thân, để gia đình được hạnh phúc an lạc.
Thiết nghĩ, các Phật tử tại
gia cần có những sinh họat như sau cho gia đình của mình:
1. Thường xuyên có mặt trong những bữa cơm gia đình để tạo không khí ấm cúng,
tươi mát và tăng sự đòan kết hòa hợp.
2. Mỗi tuần nên tổ chức ít nhất một buổi sinh họat để chia sẻ những vui buồn
với nhau và cùng giúp nhau sống một cuộc sống chính niệm tỉnh thức.
3. Nên mỗi nửa tháng, cả gia đình nên cùng nhau đi chùa lễ Phật, tham dự các
buổi lễ sám hối vào các tối 14, 30 để thanh tịnh thân tâm, đồng thời củng cố
đức tin thánh thiện của mình.
4. Thỉnh thỏang, nên thỉnh chư tăng về thuyết pháp tại tư gia với sự tham dự
đông đủ của toàn thể thành viên trong gia đình. Sự hiện diện của chư tăng sẽ
rất quan trọng trong việc duy trì tín ngưỡng dân tộc trong gia đình và chư tăng
sẽ giúp gia đình tháo gỡ những khó khăn trong đời sống mà ta gặp phải.
Trong đời sống của nền văn minh hiện đại, những công cụ trợ giúp chúng ta biết
rõ những thông tin cũa xã hội, giúp chùng ta giải quyết nhanh chóng các công
việc trong đời sống như máy truyền thanh truyền hình, vi tính, điện thọai di
động….là thật sự cần thiết.
Nhưng nếu không có chính niệm
tức không có trí tuệ và từ bi thì chúng ta dễ bị những công cụ ấy làm cho tha
hóa. Nhiều gia đình đã bị đổ vỡ từ những công cụ này. Con ngừơi không còn giao
lưu những tình cảm mật thiết của gia đình. Phần lớn chúng ta đầu tắt mặt tối
với công việc, đến khi rảnh rỗi chút ít thời gian thì dán mắt vào ti vi, vi
tính và như thế vô tình chúng ta đã đánh mất dần tình cảm cần có của thành viên
trong gia đình, chúng ta chỉ biết sống riêng cho cá nhân mình.
Đó là chưa kễ những tệ nạn,
những độc tố từ những trò chơi bạo lực, những phim “đen”, những cảnh trụy lạc
trong vi tính ảnh hưởng đến trẻ em trong gia đình.
Những tệ nạn này càng ngày
càng lan tràn nên nếu không có những sinh họat như đã nêu trên thì không sớm
thì muộn chúng ta sẽ gặt hái những thương đau trong đời sống gia đình và xã hội
sẽ theo đó rối lọan, đưa đến những nạn tai không thể tưởng tượng hết được.
Xã hội Tây Phương với nền văn
minh vật chất cao đã bị đảo lộn như vậy, xã hội Đông Phương của chúng ta sẽ như
thế nào nếu chúng ta không biết Phật hóa gia đình, nhất là xã hội Việt Nam, một
xã hội đã có tín ngưỡng Phật Giáo từ hai ngàn năm.
Với những ưu tư về một xã hội Việt nam an bình, về một gia đình hòan thiện,
chúng tôi đã mạo muội trình bày một cách thô thiển kiến giải của mình đễ hầu
mong góp một ít giải pháp trong việc Phật hóa gia đình bằng cách tổ chức những
sinh họat cụ thể trong gia đình của một đệ tử Phật.
Nguồn tin: GHPGVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự