Họ cho rằng, “Âm - dương là hai thế giới hoàn toàn
khác nhau không thể cảm ứng được... Người phàm trần chỉ cần ăn chay, niệm Phật
để tưởng nhớ”...
“Hán Văn Đế mất vàng” hay “nàng Tuệ Nương bán
giấy”?
Chuyện xưa kể rằng, đốt vàng mã là một tục lệ dân gian,
xuất phát từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Do nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức
Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như
thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Vậy nên khi nhà vua băng hà,
chúng thần và hậu cung đã phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu
dùng.
Sau đó quan bắt chước vua, dân bắt chước quan. Ai cũng
chôn tiền thật theo người chết thành một tục lệ. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào
trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị trộm khai quật lấy hết
vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn
kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế.
Chuyện đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và trở thành tập tục. Tập tục này
được du nhập vào Việt
TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo,
cho rằng: “Việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng:
Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo
đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ
Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi
chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt
giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước
ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất
thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.
Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi
việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng
đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó
giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người
âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt.
“Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến
2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.
Với tích truyện này, TS Nguyễn Mạnh Cường hy vọng
bạn đọc sẽ có suy nghĩ đúng đắn về việc đốt vàng mã. Trước khi đốt vàng mã, mỗi
người cần suy nghĩ thật kỹ xem tác dụng thực của việc “hoá vàng” đến đâu. Đã là
tập tục thì khó bỏ, chỉ trừ có sự đồng thuận của mọi người trong xã hội.
Không thành tâm, làm gì cũng vô ích
Chúng tôi đem chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người
đốt vàng mã cho người chết, hỏi các bậc cao tăng Phật giáo để biết rõ hơn việc
này. Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt
Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc
(Hà Nội) cũng khẳng định với PV Báo GĐ&XH rằng, kinh Phật không dạy đốt
vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử
nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc
thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn
Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng
mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích:
“Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó
có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng
ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả
lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp
hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh
áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ,
nghỉ ở đâu?
Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người
dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa,
thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho
cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một
người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng
thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.
Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức
của người dân Việt
“Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm cả nước đốt hơn
40.000 tấn vàng mã, riêng tại Hà Nội tiêu thụ trên 400 tỷ đồng cho phong tục
này. Đây là hành động mê tín quá hoang phí.
Thượng tọa Thích Thanh Duệ tỏ ra gay gắt khi cho rằng:
"Đốt vàng mã một cách hoang phí là việc làm mà cả người sống lẫn người chết
đều có tội. Bởi lẽ, việc người sống vung phí tiền bạc, mua vàng mã, làm lễ to lễ
nhỏ, sát sinh gà lợn là có tội. Vì người chết mà người sống hoang phí, sát
sinh, nên người chết cũng có tội. Tại chùa Quán Sứ chúng tôi, những người rước
vong vào chùa chỉ được đốt một bộ quần áo sứ giả, không có bộ thứ hai".
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự