Nhưng, khi tiếp xúc mới biết hầu hết họ đi theo cảm
tính, cầu xin, hoặc đơn giản chỉ là tìm một chỗ nghỉ ngơi, xả stress… Thiết
nghĩ, chư vị trụ trì, những vị chức trách trong Phật giáo cũng cần nhìn sâu vào
động cơ đi chùa của giới trẻ để có định hướng giáo dục ngay từ đầu!
Đi chùa vì…
Phật thiêng lắm!
Biết đến chùa là một duyên lành rồi. Nhưng nếu không
có sự điều chỉnh tâm niệm đến chùa từ những ngày đầu thì bạn trẻ sẽ dễ nghĩ rằng
"đạo Phật là đạo cầu xin". Bạn Nguyễn Trung Tân, 25 tuổi rất thành
công trong công việc nhưng bạn lại không hạnh phúc trong tình cảm. Và có một thời
gian Tân stress vì "sự lận đận đường tình" nhưng sau đó bạn đã gặp một
người bạn "mách nước" rằng: "Đi chùa cầu duyên đi, Phật giúp
cho". Lúc đầu, Tân chưa nghĩ tới nhưng nghe lời nhiệt thành mời gọi của
người bạn kia nên anh cũng tin rằng "Phật sẽ là ông tơ xe duyên cho
mình", và bạn ấy đi chùa nhiều lắm.
Nghe câu chuyện của Tân, tôi hỏi anh: "Thế còn
bây giờ, anh hiểu về Bụt như thế nào?". Anh mỉm cười chia sẻ: "Nói đến
mới nhớ, cũng may niềm tin mù quáng ấy mau chóng được khai thị khi nghe những
băng đĩa của HT.Nhất Hạnh, HT.Trí Quảng về nhân-duyên-nghiệp báo. Giờ tôi tin mọi
việc đều do nhân quả nên quyết an trú trong hiện tại, sống tốt nhất ngay giây
phút hiện tại, tùy duyên".
Không phải ai cũng được như Tân, có duyên được khai thị
để hiểu đúng Chánh pháp, chẳng hạn như anh bạn của Tân, đi chùa nhiều năm nhưng
vẫn nghĩ Phật giống như "ông tơ bà nguyệt", cầu xin để được… xe duyên.
Trong dòng người đi chùa đầu năm, chúng tôi tiếp xúc với
rất nhiều bạn trẻ, hầu hết ai cũng bảo lý do đến chùa là "vì quá khổ, nên
tìm đến chùa chiền". Điều đó cũng phù hợp bởi đạo Phật với tôn chỉ từ bi
nên có khả năng lắng nghe, dung chứa và chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau. Bồ
tát Quán Thế Âm chính là hình ảnh sống động về công hạnh đại từ đại bi, lắng
nghe nỗi khổ của chúng sinh. Có những bạn như Công Khanh vì bế tắc gia đình mà
đến chùa, có bạn như Hoàng An vì chưa tìm được việc mà đến chùa… Các bạn cho biết
đều nghe các bác Phật tử lớn tuổi đi chùa bảo cứ đến chùa xin Phật là qua hết.
Chính "giáo lý" ban đầu không được chính xác, mà những người trẻ nghĩ
về chùa chiền là nơi có thể "xin được nhiều thứ".
Hơn nữa, theo bạn Lê Thụy Vũ cho biết: "Mình nhìn
thấy có nhiều chùa thờ nhiều tượng quá, ngoài Phật còn có mẫu, có ông này, ông
kia, người ta đến lễ Phật thì ít mà quỳ xin… Quan Công cho làm ăn khá giả, mạnh
khỏe thì nhiều. Và nhiều người trẻ đến chùa để xin xăm nên chỉ biết được rằng:
chùa thiêng lắm, ông Quan Công linh lắm…". Kể cho chúng tôi chi tiết ấy,
Thụy Vũ lắc đầu: "Cứ cái đà này người trẻ sẽ nghĩ không trúng về đạo Phật,
nhìn vào lượng thì thấy đi đông nhưng chất thì thật đáng suy nghĩ".
Chùa toàn…
người già
Xong những ngày lễ lộc đầu năm thì đến chùa chỉ loe hoe
vài người trẻ, còn lại chủ yếu bà già, ông già nên "đi sinh hoạt một thời
gian mình cũng… ít đi lại", bạn Mạnh Cường, sinh viên ĐH Mỹ thuật TP.HCM bộc
bạch thật lòng. Thiếu sân chơi phù hợp với người trẻ nên để lôi kéo người trẻ
sau những ngày lễ lộc là điều vô cùng khó khăn. ĐĐ.Thích Lệ Minh, trụ trì chùa
Thiện Mỹ, Q.5 trước thực trạng này đã băn khoăn: "Cách truyền giáo của
mình còn nặng màu tôn giáo, lễ nghi quá nhiều, sinh hoạt tán tụng trong thời
gian quá dài mà thiếu những buổi pháp đàm, chia sẻ nên nhiều em đến chùa có… một
lần, rồi sau đó rút lui ngay".
Còn bạn Uyên Phương thì cho biết: "Có lần dắt một
người bạn chưa biết gì về chùa chiền đến chùa nọ thì ngay lập tức đã gặp mấy cô
Phật tử tranh thủ "giảng đạo". Mà giảng toàn là những điều mang tính
cách thần thánh hóa, không nhấn mạnh chỗ nhân - quả nên làm bạn đó… hoang mang,
khó tin. Còn một số chùa khác thì quý thầy ngại tiếp xúc với người lạ, lẽ ra
quý thầy khi thấy Phật tử trẻ mới đi chùa phải chủ động tiếp chuyện, hỏi về việc
học, việc làm để tạo thiện cảm cho người trẻ ấy".
Nghe những chia sẻ trên, chúng tôi cảm thấy xốn lòng,
tự hỏi và tự trả lời: Người trẻ đến chùa ít, chùa sinh hoạt toàn người cao tuổi,
còn vì các chùa chưa có chương trình cụ thể hướng đến đối tượng trẻ?.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự