Tuy
nhiên, Tiger Woods cho rằng niềm tin Phật giáo của anh là một phần then chốt
trong việc hối cải để đưa đời anh quay về tiếp xúc với mọi người, sau khi bị
phát hiện ngoại tình mà anh đã thừa nhận ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu Phật
giáo cho rằng, sự tóm tắt của Tiger Woods về đức tin truyền thống của anh là
chính xác – và rằng những bình luận của anh dường như sẽ mang lại nhiều sự chú
ý hơn đến với Phật giáo trong tuần này khi lãnh đạo thuộc hàng giáo phẩm cao cấp
của Phật giáo, đức Dalai Lama đang công du Hoa Kỳ.
Trong
một tuyên bố từ PonteVedraBeach, bang
Tiger Woods xin lỗi công chúng hôm thứ
sau 19-2.
Một
số học giả Phật giáo cho rằng sự trình bày giáo lý Phật giáo của Tiger Woods là
rất chính xác. Janet Gyatso, một giáo sư Phật học tại Đại học Harvard nhận xét.
“Tigres Woods nói về giáo lý Phật giáo hoàn toàn đúng. Tham ái là nguyên nhân gây
nên sự bất hạnh. Đó chính là tư tưởng nền tảng của Phật giáo.”
Báo
Sports Illustrated năm 1996 đã miêu tả sơ lược tiểu sử của Tiger Woods rằng
Woods – khi đó chừng khoảng hai mươi tuổi – đã giữ đạo rất nghiêm. Vào dịp sinh
nhật hàng năm của anh, anh thường theo mẹ lên chùa lễ Phật, ngủ gần tranh mẫu
hậu của đức Phật bằng ngọc trai do ông ngoại người Thái của anh cho, cổ đeo
tượng Phật vàng. Mẹ của Tiger Woods, bà Kultilda là một Phật tử sinh tại Thái
Lan. Tiger Woods nói với Sports Illustrated rằng: “Tôi thích Phật giáo vì đạo
Phật hoàn toàn là một lối sống. Phật giáo dựa vào sự hành trì giới luật, sự tôn
trọng và trách nhiệm cá nhân. Tôi thích nền văn hóa Á đông hơn nền văn hóa
phương Tây chính là vì vấn đề này.”
Khi
những cáo buộc ngoại tình của Tiger Woods bắt đầu nổi lên sau tai nạn xe hơi
ngày 27-11-2009, phân tích gia Brit Hume của truyền hình Fox News đã làm dấy
lên làn sóng tranh cãi bằng việc tư vấn công khai cho tay golf nhà nghề này trở
thành tín đồ Ki-tô giáo. Ông Brit Hume nói: “Người ta nói Tiger Woods là
một Phật tử -- Tôi nghĩ tôn giáo ấy không thể cung ứng sự tha thứ và chuộc tội
như Ki-tô giáo đã cung ứng. Vì vậy, thông điệp của tôi dành cho Tiger Woods là:
Tiger, hãy quay về với Ki-tô giáo; anh có thể tìm thấy sự tha thứ hoàn toàn để
làm gương lớn cho thế giới.”
Nhưng
các học giả Phật giáo nói rằng sự tha thứ và chuộc tội là thành phần cốt lõi
của đức tin. John Kornfield, một giáo thọ Phật học xuất sắc có trụ sở ở
Một
số chuyên gia Phật học cho rằng đó là lý do tại sao Tiger Woods ngày nay, xuất
hiện trước công chúng để cố gắng xin lỗi. Nhiều Phật tử hoan nghênh tuyên bố
của Tiger Woods. Ông John Kornfield nói: “Thực tế là mọi người có thể nhìn thấy
loại hành vi gây ra khổ đau là thông điệp quan trọng đến không ngờ cho tất cả
những ai hâm mộ Tiger Woods.”
Phật
giáo đã thu hút sự chú ý cao của công chúng trong tuần này trước những bình
luận của Tiger Woods, cùng với sự kiện lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, đức Dalai
Lama hội đàm với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng hôm thứ năm 18-2. Theo báo cáo
của Đại học Trinity năm 2009, Phật giáo là một trong số những tôn giáo lớn nhất
trên thế giới, với khoảng 350 triệu tín đồ, trong đó có khoảng 1,2 triệu Phật
tử tại Hoa Kỳ. Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm.
Nguồn tin: Thích Minh Trí dịch từ CNN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự