Thiên Tai - Sóng Thần

Thứ năm - 14/05/2009 06:55
HỎI: Thảm hoạ sống thần ở Nam Á vừa qua đã làm thiệt mạng hơn 150 ngàn người. Trong đó, ngoài cư dân địa phượng ven biển chịu thiệt hại nặng nề còn có rất nhiều người ở những nơi khác đến. Xin hỏi nguyên nhân vì sao có những người không ở ven biển mà lại đến vào dịp đó để chịu tai nạn, trong khi lại có nhiều người địa phương trải qua sóng gió nhưng vẫn an toàn? Có người cho rằng thảm hoạ này là sự trừng phạt của đấng tối cao, ý kiến nào đúng?

HỎI: Thảm hoạ sống thần ở Nam Á vừa qua đã làm thiệt mạng hơn 150 ngàn người. Trong đó, ngoài cư dân địa phượng ven biển chịu thiệt hại nặng nề còn có rất nhiều người ở những nơi khác đến. Xin hỏi nguyên nhân vì sao có những người không ở ven biển mà lại đến vào dịp đó để chịu tai nạn, trong khi lại có nhiều người địa phương trải qua sóng gió nhưng vẫn an toàn? Có người cho rằng thảm hoạ này là sự trừng phạt của đấng tối cao, ý kiến nào đúng?

ĐÁP:

Trước hết, những người con Phật chúng ta hãy đốt nén âm hương hướng về những người bị nạn để cầu nguyện, chia sẻ và cảm thông với những nạn nhân và thân nhân đã chịu nhiều mất mát của thiên tai sóng thần. Thảm hoạ thiên nhiên này đã cướp đi rất nhiều sinh mạng, tàn phá tất cả những cơ sở vật chất và để lại hậu quả rất nặng nề cho những địa phương bị thuỷ tai và cả thế giới.

Theo quan điểm của Phật giáo,tất cả những thay đổi hoặc biến động của con người và thế giới dù theo hướng tích cực hay tiêu cực cũng đều do nghiệp lực tác động và chi phối. Nghiệp và nhân quả là nguyên lý cơ bản của mọi sự vận hành, sinh diệt, thành hoại… Nghiệp được triển khai trên nhiều phương diện ở đây, vấn đề các bạn đưa ra thuộc lãnh vực biệt nghiệp và cộng nghiệp.

Biệt nghiệp là nghiệp riêng của mỗi chúng sanh. Con người chẳng ai giống với ai cả về nhiều phương diện, đó là biệt nghiệp. Tuy khác nhau về cơ bản nhưng lại có những nghiệp tương đồng nên hình thành các cộng nghiệp. Một cá nhân trong gia đình là biệt nghiệp, gia đình của họ là cộng nghiệp. Có nhiều cộng nghiệp khác nhau như gia đình, dòng họ, quê hương, công sở, dân tộc, quốc gia… Mặc dù khác biệt nhau nhưng giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp có mối quan hệ và tác động qua lại rất mật thiết. Biệt nghiệp có khả năng tác động rất lớn đến cộng nghiệp và ngược lại.

Những người chết do thiên tai sóng thần, ắt hẳn mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau nhưng đều có chung cộng nghiệp là chết đuối. Vì thế nạn nhân của thiên tai này không chỉ là dân địa phương mà còn có khách du lịch và những người ở các nơi khác đến đó làm việc bởi họ có cùng cộng nghiệp. Vì có cùng cộng nghiệp chết do thuỷ tai nên những người dù ở những nơi rất xa, vẫn tìm đến các nơi có thiên tai để du lịch hoặc làm việc trong thời điểm xảy ra sóng thần để cùng chịu thảm hoạ.

Trong trường hợp những người dân địa phương trải qua sóng gió vẫn còn sống sót là vì tuy cùng cộng nghiệp bị thuỷ tai nhưng biệt nghiệp của họ khác nên may mắn thoát chết trong gang tấc, không bị nước nhận chìm và cuốn trôi. Các tai nạn khác cũng vậy, như cháy rừng, cháy nhà, rơ máy bay, tàu xe lâm nạn… cũng vậy, có rất nhiều người chết nhưng đôi khi có vài người sống sót. Vậy, những người có mặt trong tai nạn đều có cùng cộng nghiệp bị nạn nhưng nếu thoát chết là nhờ biệt nghiệp, phước đức riêng của họ.

Những người sống sót trong trận huỷ tai này và các tai nạn khác, theo Câu xá luận là do Cộng trung bất cộng nghiệp. Trong nghiệp chung có cái nghiệp riêng, những nơi có sóng thần quét qua,tất cả mọi người đều bị nước cuốn phăng nhưng vài người may mắn thoát chết. Mặt khác , ngoài Cộng trung bất cộng nghiệp còn có Bất cộng trung cộng nghiệp, có cái nghiệp chung trong cái không chung. Nghĩa là những người không bị thiệt mạng, không cùng cộng nghiệp chết đuối do sóng thần vẫn chịu chung cộng nghiệp của thiên tai vì mang nhiều nỗi tang thương, mất mát và ảnh hưởng của thảm hoạ ấy đến đời sống rất nặng nề. Những nỗ lực cứu trợ và khắc phục thuỷ tai của mọi người khắp thế giới đồng thời hậu quả của nó tác động lên cuộc sống chính là nghiệp chung (của mọi người) trong cái không chung (những người đã chết).

Theo quan điểm của Phật giáo thì không hề có một đấng thiêng liêng hay tối cao nào có quyền định đoạt số phận của con người và thế giới cả mà chỉ do nghiệp của con người tạo ra và trở lại chi phối chính con người và thế giới. Những thảm hoạ thiên nhiên xảy ra liên tục gần đây đều có sự tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp của con người. Trong đó, những tham vọng vô bờ, những sân hận tàn phá của chiến tranh,những hành động gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái là nguyên nhân căn bản nhất. Con người huỷ hoại thiên nhiên rồi thiên nhiên đe doạ, huỷ hoại con người đó chính là Nghiệp.

Biệt nghiệp tác động lên cộng nghiệp, cộng nghiệp lại chi phối các biệt nghiệp cùng với các tương hệ giữa Cộng trung bất cộng nghiệp và Bất cộng trung cộng nghiệp đã hình thành thực trạng vô cùng đa dạng của con người và thế giới. Qua giáo lý Nghiệp, thì niềm đau thiệt hại, mất mát là niềm đau chung của toàn thể nhân loại đồng thời ý thức xây dựng và bảo vệ con người cùng thế giới là nỗ lực, trách nhiệm của tự thân mỗi người.

Nguồn tin: theo báo giác ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây