Người chết sống lại

Thứ ba - 28/04/2009 07:58
Nhân đọc báo An Ninh Thế Giới (ANTG), số 160, ra ngày 12-8-2004, có đăng bài “Chuyện có thật không chỉ ở một miền quê”, cùng với nhiều điều được nghe trong đời thì hiện tượng người chết sống lại là chuyện có thật. Để tránh những cái chết oan uổng và đau lòng của những trường hợp người chết sống lại nhưng bị chôn vùi trong huyệt mộ, theo Phật giáo thì người chết sau bao lâu mới được tẩm liệm và chôn cất?

ĐÁP:

Người chết sống lại là chuyện hy hữu song có thật. Không phải bây giờ mà từ rất xa xưa con người đã có được kinh nghiệm này. Chuyện người chết hồi dương (sống lại), rồi sức khoe mạnh thêm một thời gian dài nữa được truyền tụng phổ biến trong dân gian và hiện nay. Vì vậy, khi một người được xác định đã chết (không còn hơi thở, tim ngừng đập và lạnh buốt toàn thân) nhưng với kinh nghiệm được cha ông truyền lại, phải chờ thêm một thời gian (ít nhất là nửa ngày cho đến một ngày), sau đó mới tẩm liệm và an táng.

Bởi vậy khi cái chết mới bắt đầu, thực sự đó chỉ là hiện tượng chết lâm sàng, nghĩa là tim ngừng đập, tắt hơi thở nhưng não bộ chưa hoàn toàn chết hẳn, vẫn còn hoạt động tuy rất yếu ớt. Trong quá trình hoạt động yếu ớt đó, não bộ vẫn còn một cơ may chịu một tác động nào đó làm chấn hưng, lập tức kích thích các bộ phận trong cơ thể hoạt động trở lại. Đối với những người có đời sống lành mạnh, sức khoẻ tốt, không bệnh tật, chết rất nhẹ nhàng, chỉ hơi mệt rồi “đi”thì mới có khả năng xảy ra hiện tượng hy hữu này. Hiện tượng người chết sống lại với những kiến thức và kinh nghiệm y khoa hiện nay về chết lâm sàng là bình thường, hiếm có nhưng có thể giải thích rõ ràng bằng khoa học thực nghiệm. Do vậy, khi báo ANTG, số 150, đăng bài “Đặt chuông trong quan tài để cứu người chết sống lại” cũng là một giải pháp cứu hộ có tính khả thi, thực tiễn và không hề hoang tưởng.

Theo quan điểm của Phật giáo, khi một người được xác định đã chết thì phải đợi ít nhất từ 10 giờ đến 12 giờ mới tiến hành tẩn liệm. Một phần cũng vì lý do đợi người chết lâm sàng thực sự chết hẳn như đã nói và mục đích chính là để quá trình thần thức thoát ra khỏi xác thân hoàn toàn. Điều khác biệt so với dân gian là trong quá trình chờ đợi thần thức thoát ra khỏi thân xác, gia quyến chỉ thành tâm trợ duyên niệm Phật, hạn chế đến thấp nhất việc xúc phạm, xê dịch, tắm rửa hay nắn bóp tử thi. Vì nếu làm như thế thì người chết vô cùng đau đớn lại càng thêm đau đớn, phát khởi sân tâm, phẫn nộ, ảnh hưởng xấu đến cặn tử nghiệp và xu hướng tái sanh.

Nguồn tin: theo Tổ tư vấn Báo Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây